Bước tới nội dung

Hồi quốc Sulu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do 14.183.132.148 (thảo luận) sửa đổi vào lúc 03:22, ngày 10 tháng 12 năm 2019. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Sultanate of Sulu
Tên bản ngữ
  • کسلطانن سولو دار الإسلام
    Kasultanan sin Sūg
    Kesultanan Sulu
1405–1915
Quốc kỳ Sulu
Quốc kỳ
Map showing the extent of the Sultanate of Sulu in 1822 with borders of modern nation states
Map showing the extent of the Sultanate of Sulu in 1822 with borders of modern nation states
Tổng quan
Vị thếPart of Bruneian Empire (1405–1578), Independent kingdom (1578–1851), Protectorate of Tây Ban Nha (1851–1898), Protectorate of the Hoa Kỳ (1903–1915)
Thủ đô
Ngôn ngữ thông dụngTausug, Arabic, Bajau, Visayan, BanguinguiMalay
Tôn giáo chính
Sunni Islam
Chính trị
Chính phủMonarchy
Sultan 
• 1405–??
Sharif ul-Hashim of Sulu (first)
• 1974–1986
Mohammed Mahakuttah Abdullah Kiram (last officially recognized)
Lịch sử 
• Ascension of Rajah Baginda
17 November 1405
• Dissolution of Sultanate
1915
Kinh tế
Đơn vị tiền tệBarter and later the Sulu coins system was used[2]
Tiền thân
Kế tục
Ancient barangay
Lupah Sug
Đế quốc Brunei
Đông Ấn Tây Ban Nha
Cộng hoà Zamboanga
Bắc Borneo
Vương quốc Bulungan
Đông Ấn Hà Lan
Hiện nay là một phần của


Một phần của loạt bài về
Lịch sử Philippines
Tiền sử (trước 900)
Người Tabon
Sự độ bổ của người Negrito
Sự bành trướng của các tộc người Nam Đảo
Tranh khắc đá Angono
Sơ sử (900–1521)
Vương quốc Tondo
Vương quốc Maynila
Vương quốc Namayan
Vương quốc Butuan
Kalantiao
Hồi quốc Maguindanao
Hồi quốc Sulu
Thuộc địa (1565–1946)
Đông Ấn Tây Ban Nha (1565–1898)
Manila thuộc Anh
Cộng hòa Zamboanga (1899–1903)
Đệ nhất Cộng hòa
Chính phủ quân sự Hoa Kỳ (1898–1902)
Chính phủ Đảo (1901–35)
Thịnh vượng chung (1935–46)
Đệ nhị Cộng hòa (1943–45)
Đương đại (1946–nay)
Đệ tam Cộng hòa (1946–65)
Chế độ độc tài Marcos (1965–86)
Đệ ngũ Cộng hòa (1986–nay)

Nhà nước Hồi giáo Sulu (Tausūg: Kasultanan sin Sūg, Jawi: کسلطانن سولو دار الإسلام (Kasultanan Sūg), tiếng Mã Lai: Kesultanan Sulu, tiếng Ả Rập: سلطنة سولك‎ (Saltanat Sulik)), là một cựu quốc gia đã từng nằm tại phía nam của Philippines. Cũng như Nhà nước Hồi giáo Maguindanao, Nhà nước Hồi giáo Sulu là một trong số rất ít chính thể đã từng được thành lập trên lãnh thổ của Philippines (khi Ferdinand Magellan tới Philippines vào thế kỉ 16, nhiều tộc người sống trên lãnh thổ này còn sống trong tình trạng nguyên thủy). Khi mạnh nhất, Sulu chiếm hàng loạt hải đảo, phía đông giáp với bắc đảo Midanao, và từng cai trị phần lãnh thổ Bắc Borneo và cả quần đảo Palawan nữa.

Thành lập

Vào thập niên 1450, Shari'ful Hashem Syed Abu Bakr, một người Ả Rập sinh tại Johor, đã từ Malacca tới Sulu. Vào năm 1457, ông lập ra nước Sulu và, sau đó, tự đổi tên thành Paduka Maulana Mahasari Sharif Sultan Hashem Abu Bakr. Trước thời điềm này quãng vài chục năm, Nhà nước Hồi giáo Brunei cũng đã được thành lập.

Vào năm 1703 (có tài liệu ghi là 1658), phần đất Bắc Borneo (nay là bang Sabah của Malaysia) trở thành lãnh thổ của Sulu. Vua Brunei sau khi nhận được sự trợ giúp của Sulu để chống lại bạo loạn trong nước và cướp biển, đã tặng cho vua Sulu phần đất này. Tuy vậy, trong cùng năm đó, vua Sulu đem tặng đảo Palawan cho vua Quadarat (1619-1671) của Nhà nước Hồi giáo Maguindanao như một món quà dẫn cưới sau khi ông vua này kết hôn với con gái của vua Sulu và kết thành liên minh Sulu-Maguindanao. Tuy vậy, chỉ hai năm sau, vào năm 1705, vua Maguindanao là Bayan ul-Anwar Maruhom Batua (1702-1736) đã để mất Palawan vào tay người Tây Ban Nha.

Sự can thiệp của ngoại bang

Năm 1865, Claude Lee Moses, lãnh sự Hoa Kỳ tại Brunei, ký được hợp đồng thuê đất Bắc Borneo trong thời hạn 10 năm với Brunei. Tuy vậy, chính phủ thời hậu chiến của Mĩ không muốn đụng chạm nhiều tới các phần thuộc địa Á châu nên Moses đã nhượng lại quyền thuê đất này cho American Trading Company. Do vướng phải những khó khăn tài chính nên sau đó công ty này lại nhượng quyền thuê đất trên cho Nam tước Gustavus von Overbeck. Von Overbeck đã kiếm được một thỏa thuận gia hạn hợp đồng thuê đất thêm 10 năm nữa từ Temenggong của Brunei, và cũng kiếm được một thỏa thuận tương tự từ phía vua Sulu vào ngày 22 tháng 1 năm 1878.

Nhằm trang trải cho kế hoạch trên, von Overbeck tìm kiếm sự hậu thuẫn của anh em nhà Dent - làAlfredEdward. Dẫu vậy, von Overbeck không thuyết phục nổi chính phủ về những mối lời nhìn thấy được từ dự án này. Kết quả là von Overbeck bỏ cuộc để lại cho Afred Dent quyền cai quản phần đất thuê được. Đó là vào thời điểm năm 1880.

Được sự hậu thuẫn của Sir Rutherford Alcock và Sir Henry Keppel, Đô đốc của Hải quân Hoàng gia Anh, vào tháng 7 năm 1881, anh em nhà Dent lập ra British North Borneo Provisional Association Ltd. Cũng như giấy nhượng đất chính thức của Hoàng gia vào ngày 1 tháng 9 cùng năm, để rồi vào tháng 5 năm 1882, British North Borneo Chartered Company ra đời và chính thức thay thế cho công ty lâm thời đã kể ở trên. Sir Rutherford Alcock trở thành chủ tịch sáng lập, còn Alfred là giám đốc điều hành.

Dù gặp một vài phản đối về mặt ngoại giao từ Hà Lan, Tây Ban NhaSarawak (khi này Sarawak chịu sự cai trị của dòng họ Brooke da trắng, những người đã lên ngôi vua từ cách đó khoảng 50 năm), British North Borneo Company vẫn tiến hành tổ chức cái quản và sắp xếp lại mảnh đất này. Sau đó, công ty này nhận được sự thừa nhận về chủ quyền đất đai từ phía nhà vua Brunei và không ngừng mở rộng lãnh thổ.

Năm 1888, Bắc Borneo trở thành đất bảo hộ của Đế quốc Anh. Tuy vậy thì British North Borneo Company vẫn tiếp tục được cai quản trực tiếp, Hoàng gia Anh chỉ can thiệp và chủ trì về sự vụ ngoại giao mà thôi.

Như vậy, cho tới nửa sau thế kỉ 19, Sulu đã từng bước và cuối cùng là hoàn toàn mất phần đất bắc Borneo. Câu chuyện này trùng khít với sự suy sụp không thể ngăn chặn nổi của Vương quốc Hồi giáo này. Cuối cùng, vào năm 1899, sau khi vị vua có thực quyền cuối cùng của Sulu qua đời, vương quốc này trở thành lãnh thổ của Philippines.

Các Sultan của Sulu:

  1. Sharif ul-Hashim: 1450-1480
  2. Kamalud-Din: 1480-1505
  3. Alaud-Din: 1505
  4. Amirul-Umara: 1505-1527
  5. Muizzul-Mutawadi: 1527-1548
  6. Nasirud-Din I: 1548-1568
  7. Muhammad ul-Halim: 1568-1596
  8. Batara Shah Tengah: 1596-1608
  9. Muwallil Wasit I: 1610-1645
  10. Nasir ud-Din II: 1645-1648
  11. Salahud-Din Bakhtiar: 1649-1680
  12. Ali Shah
  13. Nur Sultan ul-Azam
  14. Al Haqunu Ibn Wali ul-Ahad
  15. Shahabud-Din: 1685-1710
  16. Mustafa Shafi ud-Din: 1710-1718
  17. Badarud-Din I: 1718-1732
  18. Nasarud-Din: 1732-1735
  19. Alimud-Din I: 1735-1748; 1764-1773
  20. Bantilan Muizzud-Din: 1748-1763
  21. Mohammad Israel: 1773-1778
  22. Alimud-Din II: 1763-1764; 1778-1789
  23. Sharapud-Din: 1789-1808
  24. Alimud-Din III: 1808
  25. Aliyud-Din I: 1808-1821
  26. Shakirul-Lah: 1821-1823
  27. Jamalul-Kiram I: 1823-1844
  28. Mohammed Pulalun Kiram: 1844-1862
  29. Jamalul A'Lam: 1862-1881
  30. Badarud-Din II: 1881-1884
  31. Harun Ar-Rashid: 1886-1894
  32. Jamalul-Kiram II: 1894-1936
  33. Muwallil Wasit II: 1936
  34. Amirul Umara I: 1937-1950
  35. Jainal Abirin: 1937-1950
  36. Sultan Mohammed Esmail El Kiram I: 1950-1974
  37. Sultan Moh. Mahakuttah A. Kiram: 1974-1980
  38. Moh. Punjungan Kiram: 1980-1983
  39. Abirin Aguimuddin: 1983
  40. Jamal ul-Kiram III: 1983-1990
  41. Jamal ul-Kiram III: 1983-1990

Raja Muda Muedzul Lail Tân Kiram: 1986-nay

  1. Mohammad Akijal Atti: 1990-1999
  2. Ismael Kiram II: 1999 - nay

Tham khảo

  1. ^ C, Josiah, Historical Timeline of The Royal Sultanate of Sulu Including Related Events of Neighboring Peoples, NIU.
  2. ^ https://kahimyang.com/kauswagan/general-blogs/728/11-pieces-of-history-coins-used-by-filipinos-before-and-during-the-spanish-era