Lính thiện xạ
Lính thiện xạ (thuật ngữ tiếng Anh Designated marksman, viết tắt DM) là một binh chủng có khả năng bắn những phát đạn chính xác trong một khoảng cách khá xa nhưng đây không phải là lính bắn tỉa. Vũ khí chính của binh chủng này thường là các loại súng trường DMR. Loại lính này được xem như là một yếu tố góp phần tăng hỏa lực và độ chính xác cho các đội tác chiến giúp tăng khả năng chống lại đối phương. Mục đích hoạt động của lính thiện xạ khá giống với các đơn vị giúp tăng hỏa lực khác như lính ném lựu đạn hay các đơn vị súng máy là giúp tăng khả năng đối đầu với những nhóm tác chiến khác của đối phương với việc bắn áp đảo với độ chính xác xa hơn bình thường.
Khác biệt với bắn tỉa
[sửa | sửa mã nguồn]Lính bắn tỉa thường được huấn luyện qua một chế độ hà khắc trong việc ngụy trang và đánh du kích một cách đơn độc hoặc theo một nhóm nhỏ tách biệt để thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt mà các đơn vị bình thường không thể thực hiện. Trong khi lính thiện xạ chỉ được huấn luyện để có thể bắn được một cách chính xác và thường chiến đấu theo nhóm trong các đội tác chiến giúp tăng hỏa lực của đội với khả năng tấn công các mục tiêu xa hơn các thành viên khác trong đội và phải di chuyển cùng đội.
Vũ khí của lính bắn tỉa thường là súng bắn tỉa chuyên dụng với loại đạn riêng có độ chính xác cao trong một khoảng cách lớn để có thể phát huy tối đa hiệu quả của từng phát đạn khi mà chỉ cần một viên lệch mục tiêu có thể dẫn đến nhiệm vụ thất bại. Lính thiện xạ thường sử dụng các loại súng trường có tốc độ bắn nhanh như súng trường tấn công được chuyển đổi chức năng gắn thêm các bộ phận hỗ trợ tác chiến tiêu biểu là ống nhắm vì không cần phải nhắm quá cẩn thận khi đang trong giữa một trận chiến nơi mà việc phản ứng nhanh sẽ quyết định nhiều thứ cũng như nếu hết đạn thì có thể lấy đạn của đồng đội vì súng dùng chung loại đạn tiêu chuẩn.
Trong khi lính bắn tỉa được đào tạo để thường tấn công các mục tiêu từ 600 đến hơn 2.000m với khả năng tính toán chính xác quỹ đạo đường đạn và sử dụng hiệu quả các loại đạn bình thường cũng như những loại đạn cỡ lớn, thì lính thiện xạ chỉ có thể tấn công các mục tiêu mà tầm đạn bình thường cho phép.
Trang bị
[sửa | sửa mã nguồn]Vì lính thiện xạ là sự giao thoa giữa binh chủng bộ binh và lính bắn tỉa nên thường vũ khí trang bị cho loại binh chủng này cũng là sự kết hợp giữa hai loại vũ khí mà các binh chủng này thường sử dụng.
Thông thường chỉ cần gắn thêm các bộ phận hỗ trợ tác chiến cần thiết để phù hợp với việc thành bắn tỉa vào các khẩu súng trường hay súng trường tấn công thường trang bị trong các lực lượng quân sự là có thể trang bị cho loại binh chủng này.
Tuy nhiên cũng đã có nhiều thiết kế vũ khí dành riêng cho lính thiện xạ vốn cũng được phát triển từ những khẩu súng trường tấn công và được xem như là các phiên bản của loại súng mà từ đó chúng được phát triển. Chúng có độ chính xác cao hơn các khẩu súng trường tấn công nhưng vẫn thấp hơn súng bắn tỉa chuyên dụng, bù lại tốc độ bắn của chúng nhanh hơn súng bắn tỉa và số lượng đạn của chúng nhiều hơn nhiều thường là từ 10 đến 30 viên. Nhưng loại súng này vẫn giống súng bắn tỉa ở điểm là thường có ống nhắm, chân chống và báng súng có thể điều chỉnh chiều dài và chiều cao.
Trong khi lính bắn tỉa thường sử dụng các loại súng sử dụng thiết kế lên đạn bằng tay và một số bán tự động thì lính thiện xạ lại thường dùng các loại súng bán tự động và tự động.
Các thiết kế về các loại súng có thể được sử dụng bởi cả lính thiện xạ lẫn lính bắn tỉa cũng đã được chế tạo. Khẩu SVD của Nga là ví dụ điển hình nhất và cũng là đầu tiên về nhóm vũ khí này vì chúng được chế tạo với số lượng lớn từ rất sớm để trang bị cho hầu hết các tiểu đội của Liên Xô từ học thuyết chiến đấu rút ra thời Thế chiến thứ hai. Và do độ chính xác, tầm hoạt động cũng như độ tin cậy của SVD mà các lính bắn tỉa cũng sử dụng loại súng này và sau đó dần nâng cấp lên để thích hợp hơn với việc bắn tỉa.
Lịch sử hoạt động
[sửa | sửa mã nguồn]Mặc dù từ "lính bắn tỉa" được sử dụng bởi Liên Xô và các nước đồng minh của Liên Xô trong suốt Thế chiến thứ hai. Thì các đơn vị bắn tỉa cấp tiểu đội của Liên Xô thường tấn công tiêu diệt các mục tiêu trong khoảng cách 1000 m vào thời đó được hầu hết đồng ý là ví dụ đầu tiên về việc lính thiện xạ khác lính bắn tỉa thế nào hiện nay.
Trong khi các nước khác vào thời Thế chiến thứ hai xem lính bắn tỉa như một binh chủng chỉ để thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt thì Liên Xô đã rút ra một học thuyết chiến đấu để chống lại các đơn vị mang vũ khí tự động của đối phương bằng cách sử dụng các đơn vị có khả năng bắn xa và chính xác hơn để hỗ trợ cho việc tác chiến của toàn tiểu đội. Các lính bắn tỉa bắt đầu được phân vào các tiểu đội để thực hiện việc vô hiệu hóa các mục tiêu nguy hiểm này và loại bỏ các chỉ huy đối phương nếu có thể. Vì khá khó để lựa chọn và huấn luyện một lượng lớn lính bắn tỉa chuyên nghiệp một cách nhanh chóng nên họ đã lựa chọn những binh lính có xác suất bắn trúng đích cao để huấn luyện cơ bản và thay vì trang bị với những khẩu súng bắn tỉa đắt tiền thì họ được trang bị những khẩu súng trường chuyển đổi chức năng rẻ hơn như Mosin-Nagant hay SVT-40... để sử dụng nhưng vẫn phát huy tác dụng tốt.
Hiện tại thì các nước khác trên giới cũng đã nhận thấy hiệu quả của binh chủng này và đã tiến hành huấn luyện để đưa vào phục vụ trong quân đội cũng như lực lượng thi hành công vụ.