Bước tới nội dung

Con ngoan trò giỏi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Hong Kong Kids phenomenon)

Con ngoan trò giỏi ở Việt Nam, hay Cảng hài (tiếng Trung: 港孩; bính âm: Gǎng Hái; Việt bính: Gong2 Haai4) ở Hồng Kông, là hiện tượng chỉ đến một số lượng nhỏ thanh thiếu niên, nhi đồng tại Việt Nam cũng như Hồng Kông được đánh giá là chăm ngoan, học tốt tuy nhiên lại quá phụ thuộc vào gia đình và luôn vâng lời thầy cô ở trường, trong lớp.[1] Họ thường có kết quả học tập thuộc loại Khá - Giỏi và điểm hạnh kiểm thuộc loại Tốt, đồng thời cũng có chỉ số cảm xúc thấp và thiếu đi các kỹ năng tự làm chủ bản thân.[2][3][4] Ở trường trong lớp, trong gia đình cũng như ngoài xã hội, họ được biểu dương là tấm gương mẫu mực, là hình mẫu tốt để bạn bè đồng trang lứa noi theo.[5] Ở khía cạnh khác, họ thường được gọi với những cái tên không chính thức như "con nhà người ta", hoặc "gà công nghiệp", một thuật ngữ ẩn dụ với nghĩa gốc chỉ đến những con gà được sinh ra và nuôi dưỡng theo quy trình công nghiệp thay vì trong môi trường tự nhiên.[6][7][8]

Về thuật ngữ "Cảng hài" (tiếng Anh: Kong Kids, viết tắt của "Hong Kong Kids") thì nó được ra đời vào năm 2009, xuất hiện trong cuốn sách có tựa đề Kong Kids: The Nightmares for Parents and Teachers (tạm dịch: Hiện tượng con ngoan trò giỏi ở Hồng Kông: Nỗi lo lắng của thầy cô và các bậc phụ huynh) do tờ Minh Báo ấn hành. Cuốn sách tranh luận về việc tồn tại 5 đặc điểm tiêu cực thường thấy ở những đứa trẻ sinh ra tại Hồng Kông kể từ sau thập niên 1990.

Diện mạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tượng con ngoan trò giỏi chủ yếu được sinh ra trong hai thập niên 90 và 2000, thuộc các gia đình ở tầng lớp trung lưu, luôn được cha mẹ nuông chiều và thầy cô tuyên dương.[9]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Xanh Lê (ngày 20 tháng 4 năm 2022). “Áp lực làm 'con ngoan, trò giỏi'. VnExpress. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  2. ^ 「港孩」:3低6不得 Lưu trữ 2016-03-03 tại Wayback Machine.Wenweipo.21 tháng 3 năm 2011.
  3. ^ “Hong Kong Kids”. Ming Pao. 11 tháng 1 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  4. ^ Phương Linh (ngày 17 tháng 5 năm 2023). “Tâm lý 'con ngoan, trò giỏi, nhân viên xuất sắc': Cảm thấy 'tội lỗi' khi nghỉ ngơi, ngại xin sếp nghỉ phép vì sợ mất điểm, liệu bạn có mắc?”. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  5. ^ Lê Phạm (tổng hợp) (ngày 25 tháng 9 năm 2021). 'Sao không được như con nhà người ta'. VnExpress. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  6. ^ Duy Bình (ngày 14 tháng 7 năm 2021). “Sức ép con ngoan trò giỏi: Đừng bắt trẻ nhỏ phải gánh những kỳ vọng lớn”. Báo Phụ nữ Thủ đô. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  7. ^ Ngọc Trâm (ngày 31 tháng 3 năm 2016). “Muôn cách giáo dục tiên tiến, con vẫn giống "gà công nghiệp". Báo Dân trí. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  8. ^ Tường Vi (ngày 23 tháng 4 năm 2022). “Để học sinh không trở thành "gà công nghiệp". Báo Đồng Nai Online. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
  9. ^ hoikeima3 (24 tháng 7 năm 2013). “Kong Kids Phenomenon | KiKi Ma - GE1401”. Hoikeima3.wordpress.com. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2013.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]