Bước tới nội dung

Họ Chào mào

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Pycnonotidae)

Họ Chào mào
Cành cạch tai nâu (Hypsipetes amaurotis)
Phân loại khoa học e
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Aves
Bộ: Passeriformes
Phân thứ bộ: Passerida
Họ: Pycnonotidae
Gray, GR, 1840
Các chi

Xem văn bản.

Các đồng nghĩa
  • Brachypodidae Swainson, 1831
  • Trichophoridae Swainson, 1831
  • Ixosidae Bonaparte, 1838
  • Hypsipetidae Bonaparte, 1854
  • Crinigeridae Bonaparte, 1854 (1831)
  • Phyllastrephidae Milne-Edwards & Grandidier, 1879
  • Tyladidae Oberholser, 1917
  • Spizixidae Oberholser, 1919

Họ Chào mào (danh pháp khoa học: Pycnonotidae) là một họ chứa các loài chim biết hót, có kích thước trung bình, thuộc bộ Sẻ, sinh sống chủ yếu tại châu Phi và vùng nhiệt đới châu Á. Họ này chứa khoảng 149 loài trong 28 chi. Tên gọi phổ biến trong tiếng Việtchào mào, bông lau, hoành hoạchcành cạch, trong đó tên gọi cành cạch được dùng cho các loài chim trong chi Alophoixus, Hemixos, Hypsipetes, IoleIxos còn tên gọi chào mào là tên gọi dân dã cho 'chào mào ria đỏ' (Pycnonotus jocosus). Tên gọi này cũng áp dụng cho chi Spizixos và một vài loài khác trong chi Pycnonotus. Bông lau được sử dụng cho phần lớn các thành viên của chi Pycnonotus (ngoại trừ những loài nào gọi là chào mào). Tuy nhiên do không phải loài nào cũng có mặt tại Việt Nam nên trong bài gọi chung là chào mào khi có thể.

Các loài chim này chủ yếu là chim ăn quả. Một số có màu sặc sỡ với huyệt, má, họng, lông mày có màu vàng, đỏ hay da cam, nhưng phần lớn có bộ lông buồn tẻ với màu chủ đạo là đen hay nâu ô liu đồng nhất. Một số loài có mào rất đặc biệt.

Nhiều loài sinh sống trên phần ngọn của cây cối trong khi một số loài chỉ sống ở các tầng cây thấp. Chúng đẻ tới 5 trứng có màu hồng tía trong các tổ trên cây và chim mái ấp trứng.

Chào mào (Pycnonotus jocosus) phân bố rộng rãi trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chẳng hạn ở miền nam Florida, Hoa Kỳ.

Hệ thống học

[sửa | sửa mã nguồn]

Các sắp đặt truyền thống chia các loài chào mào thành 4 nhóm, gọi là các nhóm Pycnonotus, Phyllastrephus, CrinigerChlorocichla theo các chi đặc trưng này[1]. Tuy nhiên, các phân tích gần đây chứng minh rằng kiểu sắp xếp này có lẽ đã dựa trên diễn giải sai lầm các đặc trưng:

So sánh các chuỗi mtDNA cytochrome b phát hiện ra rằng 5 loài của chi Phyllastrephus không thuộc về nhóm chào mào, mà thuộc về nhóm kỳ dị chứa các loài chim biết hót ở Madagascar[2]. Xem thông tin dưới đây để biết thêm về 5 loài này. Tương tự, phân tích chuỗi các gen nDNA RAG1RAG2 cho thấy chi Nicator cũng không là chào mào [3]. Nghiên cứu của Pasquet và ctv. (2001)[4] chứng minh rằng sắp xếp trước đây thất bại trong việc tính toán tới địa sinh học. Nhóm này chứng minh rằng chi Criniger phải chia thành các dòng dõi châu Phi và châu Á (Alophoixus). Sử dụng phân tích 1 chuỗi nDNA và 2 chuỗi mtDNA, Moyle & Marks (2006)[5] phát hiện thấy một dòng dõi chủ yếu ở châu Á và một nhóm các loài greenbulchim mỏ cứng ở châu Phi; Greenbul vàng kim dường như rất khác biệt và tạo thành nhóm của chính nó. Một vài đơn vị phân loại không là đơn ngành, và các nghiên cứu tiếp theo là cần thiết để xác định các mối quan hệ giữa các chi lớn.

Danh sách hệ thống hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Chuyển ra ngoài Pycnonotidae

[sửa | sửa mã nguồn]
Greenbul mỏ dài ở Madagascar hiện nay được coi là thuộc về nhóm chích Malagasy.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Delacour J. (1943): A revision of the genera and species of the family Pycnonotidae (bulbuls). Zoologica 28(1): 17-28.
  2. ^ Cibois Alice; Slikas Beth; Schulenberg Thomas S. & Pasquet Eric (2001): An endemic radiation of Malagasy songbirds is revealed by mitochondrial DNA sequence data. Evolution 55(6): 1198-1206. DOI:10.1554/0014-3820(2001)055[1198:AEROMS]2.0.CO;2 toàn văn PDF Lưu trữ 2006-05-21 tại Wayback Machine
  3. ^ Beresford P.; Barker F.K.; Ryan P.G. & Crowe T.M. (2005): African endemics span the tree of songbirds (Passeri): molecular systematics of several evolutionary 'enigmas'. Proceedings of the Royal Society 272(1565): 849–858. doi:10.1098/rspb.2004.2997 toàn văn PDF phụ lục[liên kết hỏng]
  4. ^ Pasquet Éric; Han Lian-Xian; Khobkhet Obhas & Cibois Alice (2001): Towards a molecular systematics of the genus Criniger, and a preliminary phylogeny of the bulbuls (Aves, Passeriformes, Pycnonotidae). Zoosystema 23(4): 857-863. toàn văn PDF Lưu trữ 2009-08-16 tại Wayback Machine
  5. ^ Moyle Robert G. & Marks Ben D. (2006): Phylogenetic relationships of the bulbuls (Aves: Pycnonotidae) based on mitochondrial and nuclear DNA sequence data. Molecular Phylogenetics and Evolution 40(3): Trang 687-695. doi:10.1016/j.ympev.2006.04.015 (tóm tắt HTML)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]