Thủ tướng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
Thủ tướng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland | |
---|---|
Chính phủ Anh Văn phòng Thủ tướng Văn phòng Nội các | |
Chức vụ |
|
Thể loại | Người đứng đầu chính phủ |
Thành viên của | |
Báo cáo tới | |
Dinh thự |
|
Bổ nhiệm bởi | Quốc vương |
Nhiệm kỳ | Tuỳ ý Quốc vương Bệ hạ |
Cấp phó | Không có một cấp phó nhất định nhưng thông thường là: |
Lương bổng | £159.584 mỗi năm (2022)[1] (bao gồm mức lương £84.144 của một hạ nghị sĩ)[2] |
Website | 10 Downing Street |
Thủ tướng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (gọi tắt: Thủ tướng Anh) là người đứng đầu chính phủ của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Thủ tướng lãnh đạo Nội các, bổ nhiệm bộ trưởng và khuyên bảo quân chủ Anh về việc thực hiện ngự quyền. Thủ tướng là một thành viên của Hạ viện Anh và làm việc theo sự tín nhiệm của Hạ viện.
Không có một đạo luật hay văn bản hiến pháp nào quy định chức vụ thủ tướng. Theo thông lệ, quân chủ Anh bổ nhiệm người được Hạ viện tín nhiệm làm thủ tướng,[3] thông thường là lãnh đạo của đảng đa số trong Hạ viện.
Thủ tướng là Đại thượng thư thứ nhất phụ trách Ngân khố, Bộ trưởng Công vụ và phụ trách lĩnh vực an ninh quốc gia[4]:p.22 và Bộ trưởng Liên hiệp được thành lập.[5] Số 10 phố Downing tại Luân Đôn là nơi ở và làm việc của thủ tướng.[6]
57 người (54 nam và 03 nữ) đã từng giữ chức vụ này, với Thủ tướng đầu tiên là Robert Walpole nhậm chức vào ngày 3 tháng 4 năm 1721. Thủ tướng tại vị lâu nhất cũng là Walpole với hơn hơn 20 năm giữ chức vụ, và người tại vị ngắn nhất là Liz Truss với chỉ 7 tuần phục vụ.
Thủ tướng đương nhiệm là Keir Starmer, lãnh đạo Công đảng Anh, sau khi được bổ nhiệm vào ngày 5 tháng 7 năm 2024.
Nhiệm vụ và quyền hạn
[sửa | sửa mã nguồn]Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ Anh và lãnh đạo Nội các.[7] Thủ tướng là lãnh đạo của đảng đa số trong Hạ viện và được Hạ viện tín nhiệm cho nên thủ tướng nắm cả quyền hành pháp và quyền lập pháp.[8]
Tại Hạ viện, thủ tướng lãnh đạo công tác lập pháp nhằm thực hiện chương trình nghị sự của chính phủ. Thủ tướng có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm bộ trưởng, thành viên khác của Nội các và phối hợp hoạt động, chính sách của các bộ, ngành công chức. Thủ tướng thay mặt chính phủ về đối nội và đối ngoại. Thủ tướng khuyên bảo quốc vương về việc thực hiện ngự quyền về bổ nhiệm tư pháp, chính trị, Giáo hội Anh; phong tước vị, hiệp sĩ, tặng thưởng huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự.[8]
Cơ sở hiến pháp
[sửa | sửa mã nguồn]Chế độ chính trị của Anh được thành lập trên cơ sở những hiến lệ bất thành văn[9] đã trở thành tập quán qua nhiều thế hệ. Chức vụ thủ tướng không được quy định tại một văn bản nào mà đã hình thành từ lâu đời.
Quan hệ giữa thủ tướng và quốc vương, Quốc hội và Nội các được quy định tại những hiến lệ bất thành văn này. Nhiều quyền hạn của thủ tướng trên pháp lý là ngự quyền của quốc vương Anh.[10] Mặc dù có một vị trí then chốt trong chế độ chính trị nhưng chức vụ thủ tướng chỉ được thừa nhận từ đầu thế kỷ 20. Chức vụ thủ tướng được đề cập lần đầu tiên vào năm 1917 trong Luật biệt thự Chequers, quy định Chequers là biệt thự chính thức của thủ tướng. Từ thế kỷ 20, chức vụ thủ tướng bắt đầu xuất hiện trong luật của Quốc hội và những văn bản chính thức nhưng quyền hạn của thủ tướng và quan hệ giữa thủ tướng và những thể chế nhà nước khác vẫn chịu sự chi phối của những hiến lệ, quy ước lịch sử bắt nguồn từ ngự quyền cổ truyền của quốc vương. Thủ tướng là Đại thượng thư thứ nhất phụ trách Ngân khố. Từ tháng 11 năm 1968, thủ tướng là bộ trưởng công vụ, chịu trách nhiệm quản lý ngành cán bộ, công chức.
Chính thức thì quốc vương vẫn duy trì nhiều ngự quyền[n 1] nhưng theo hiến lệ thì quốc vương không can thiệp vào chính trị, các bộ trưởng là người thực hiện ngự quyền, cho nên quốc vương trên thực tế chỉ có ba quyền: quyền được biết, quyền khuyên bảo và quyền cảnh báo.[11][12]
Bổ nhiệm
[sửa | sửa mã nguồn]Thời nay, việc bổ nhiệm thủ tướng được thực hiện theo những hiến lệ, văn bản xác tín như Cẩm nang Nội các.
Thủ tướng do quốc vương thực hiện ngự quyền bổ nhiệm.[13] Trong quá khứ, quốc vương có quyền tùy ý bổ nhiệm, miễn nhiệm thủ tướng (lần cuối cùng là vào năm 1834) nhưng hiện tại có quy ước là quốc vương sẽ không can thiệp vào chính trị.[4]:3
Thủ tướng "thừa hành chức vụ theo sự tín nhiệm của Hạ viện mà cơ sở là sự tín nhiệm của cử tri được thể hiện trong một cuộc tổng tuyển cử".[4]:3.1 Theo thông lệ, thủ tướng là một thành viên Hạ viện và là lãnh đạo của đảng đa số trong Hạ viện.[4]:3.1[n 2]
Văn phòng Thủ tướng
[sửa | sửa mã nguồn]Văn phòng Thủ tướng giúp thủ tướng "hoạch định và thi hành các chính sách, chiến lược chung của chính phủ và trình bày chính sách của chính phủ trước Quốc hội, công chúng và cộng đồng quốc tế".[14] Văn phòng Thủ tướng trực thuộc Văn phòng Nội các nhưng nhiệm vụ, quyền hạn của hai cơ quan khá tương đồng.[15]
Phiên chất vấn thủ tướng
[sửa | sửa mã nguồn]Theo hiến lệ, Hạ viện tổ chức phiên chất vấn thủ tướng vào trưa mỗi thứ Tư để cho các nghị sĩ chất vấn thủ tướng. Lãnh đạo của đảng đối lập lớn nhất thông thường được chất vấn thủ tướng sáu câu hỏi, lãnh đạo của đảng đối lập lớn thứ ba được chất vấn hai câu hỏi. Phiên chất vấn thủ tướng được phát sóng trên truyền hình và đài phát thanh.
Thủ tướng cũng xuất hiện trước Ủy ban Liên lạc Hạ viện để giải trình về chính sách công.[16]
An ninh
[sửa | sửa mã nguồn]Bộ Tư lệnh Cảnh vệ thuộc Cảnh sát Luân Đôn chịu trách nhiệm bảo vệ thủ tướng[17] và các nguyên thủ tướng.[18] Xe đặc chủng của thủ tướng được trang bị nhiều tính năng an ninh, lái xe là người của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ.[19] Chuyến bay của thủ tướng do quân đội và những hãng hàng không dân dụng phục vụ.
Vai trò quốc tế
[sửa | sửa mã nguồn]Thủ tướng thay mặt Anh về đối nội và đối ngoại,[20] ví dụ như ở Hội nghị thượng đỉnh G7 hằng năm.
Cấp phó
[sửa | sửa mã nguồn]Cấp phó của thủ tướng thay đổi tùy theo thủ tướng, đôi khi là một phó thủ tướng, một đệ nhất quốc vụ khanh hoặc thậm chí không có một cấp phó mà chỉ tùy cơ ứng biến.[21]
Kế nhiệm
[sửa | sửa mã nguồn]Không ai có quyền tất nhiên được kế nhiệm thủ tướng.[22] Trong trường hợp thủ tướng qua đời thì sẽ bổ nhiệm một thủ tướng lâm thời nhưng có tranh luận về ai nên được làm thủ tướng lâm thời.[23]
Trong thời gian công du thì thủ tướng thông thường chỉ định một bộ trưởng cấp cao làm thường trực phụ trách những công việc, cuộc họp cấp bách nếu cần thiết nhưng thủ tướng tiếp tục lãnh đạo và được cập nhật thường xuyên.[24]
Ngày 6 tháng 4 năm 2020, Thủ tướng Boris Johnson đã yêu cầu Đệ nhất Quốc vụ khanh Dominic Raab "thay quyền cho ông khi cần thiết" sau khi phải nhập viện vì COVID-19.[25]
Từ chức
[sửa | sửa mã nguồn]Thủ tướng chấm dứt nhiệm kỳ của mình bằng cách nộp đơn từ chức lên quốc vương.[26] Trường hợp thủ tướng từ chức giữa nhiệm kỳ[27][28] mà đảng của họ giữ đa số trong Hạ viện thì đảng đa số đề cử ứng cử viên thủ tướng, quốc vương chính thức yêu cầu người này thành lập chính phủ mới. Sau khi từ chức, nguyên thủ tướng tiếp tục là thành viên Hạ viện. Một thủ tướng mãn nhiệm có quyền đề nghị quốc vương ban thưởng cho bất cứ ai mà họ yêu cầu. Chưa có thủ tướng nào thất cử Hạ viện trong một cuộc tổng tuyển cử.[29] Spencer Perceval là thủ tướng duy nhất bị ám sát, vụ ám sát xảy ra vào năm 1812.
Đặc quyền
[sửa | sửa mã nguồn]Khi nhậm chức, một tân thủ tướng sẽ ra tuyên bố rằng quốc vương đã bổ nhiệm mình làm thủ tướng. Ngôn từ của tuyên bố như sau:
Quốc vương Bệ hạ [Nữ vương Bệ hạ] đã yêu cầu tôi thành lập một chính phủ và tôi đã chấp nhận.[30]
Trên cả nước, chức vụ thủ tướng cao hơn tất cả những chức vụ, chức danh khác, ngoại trừ thành viên vương thất Anh, Đại Chưởng ấn và những chức sắc cấp cao trong Giáo hội Anh.[n 3]
Năm 2010, mức lương của thủ tướng là £142.500, đã bao gồm mức lương £65.737 của thành viên Hạ viện.[31] Cho đến năm 2006, Đại chưởng ấn có mức lương cao hơn thủ tướng trong chính phủ vì có hệ số lương cao hơn. Luật Cải cách hiến pháp năm 2005 bãi bỏ những nhiệm vụ, quyền hạn tư pháp của Đại chưởng ấn và hạ hệ số lương thấp hơn thủ tướng.
Theo thường lệ, thủ tướng là một thành viên suốt đời của Cơ mật viện và được tôn xưng là "Quý ngài chí tôn". Có hiến lệ là chỉ thành viên Cơ mật viện mới được đề cử làm thủ tướng. Ngoại lệ duy nhất là Ramsay MacDonald vào năm 1924; ông được bổ nhiệm làm thành viên Cơ mật viện ngay trước khi được bổ nhiệm làm thủ tướng.
Số 10 phố Downing tại Luân Đôn là nơi ở và làm việc chính thức của thủ tướng từ năm 1732. Chequers tại Buckinghamshire là biệt thự nông thôn của thủ tướng, được trao tặng cho chính phủ vào năm 1917.
Phụ cấp chi phí công vụ
[sửa | sửa mã nguồn]Các nguyên thủ tướng đều được hưởng phụ cấp để bù đắp chi phí thi hành công vụ trên cương vị thủ tướng. Không được dùng phụ cấp chi phí công vụ cho những chi phí cá nhân hoặc chi phí công tác quốc hội.
Mức phụ cấp chi phí công vụ tối đa mỗi năm là £115.000, cộng thêm 10% cho chi phí lương hưu của nhân viên. Hằng năm thủ tướng xem xét điều chỉnh mức phụ cấp chi phí công vụ. Những nguyên thủ tướng được bổ nhiệm vào chức vụ công khác và nhận tiền công quỹ có thể bị giảm mức phụ cấp.[32]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ The Sovereign's prerogative powers are sometimes called reserve powers. They include the sole authority to dismiss a prime minister and government of the day in extremely rare and exceptional circumstances, and other essential powers (such as withholding Royal Assent, and summoning and proroguing Parliament) to preserve the stability of the nation. These reserve powers can be exercised without the consent of Parliament. Reserve powers, in practice, are the court of absolute last resort in resolving situations that fundamentally threaten the security and stability of the nation as a whole and are almost never used.
- ^ Trong lịch sử của chức vụ thủ tướng hiện đại, đã có năm người đàn ông giữ chức thủ tướng tại cả Hạ viện và Thượng viện; bốn người từ chức hạ nghị sĩ để chấp nhận tước vị Thượng viện, trong khi người thứ năm từ bỏ tước vị Thượng viện sau khi được bổ nhiệm làm thủ tướng và ứng cử hạ nghị sĩ trong một cuộc bầu cử phụ
- ^ These include: in England and Wales, the Anglican archbishops of Canterbury and York; in Scotland, the lord high commissioner and the moderator of the General Assembly of the Church of Scotland; in Northern Ireland, the Anglican and Roman Catholic archbishops of Armagh and Dublin and the moderator of the General Assembly of the Presbyterian Church.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Salaries of Members of His Majesty's Government – Financial Year 2022–23” (PDF). 15 tháng 12 năm 2022.
- ^ “Pay and expenses for MPs”. parliament.uk. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2022.
- ^ “The principles of government formation (Section 2.8)”. The Cabinet Manual (ấn bản thứ 1). Cabinet Office. tháng 10 năm 2011. tr. 14. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2016.
Prime Ministers hold office unless and until they resign. If the prime minister resigns on behalf of the Government, the sovereign will invite the person who appears most likely to be able to command the confidence of the House to serve as prime minister and to form a government.
- ^ a b c d “The Cabinet Manual” (PDF) (ấn bản thứ 1). Cabinet Office. tháng 10 năm 2011.
- ^ “Minister for the Union”. GOV.UK. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2022.
- ^ “About us - Prime Minister's Office, 10 Downing Street - GOV.UK”. www.gov.uk (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023.
- ^ “Prime Minister”. Gov.UK. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2018.
- ^ a b Le May, 98–99.
- ^ King, pp. 3–8.
- ^ Low, p.155.
- ^ Bagehot, p. 67
- ^ Low, pp 255–258
- ^ Public Administration Select Committee. “Taming the Prerogative: Strengthening Ministerial Accountability to Parliament. Fourth Report of Session 2003–04” (PDF). Parliament of the United Kingdom. tr. 4.
- ^ “What the Prime Minister's Office, 10 Downing Street does”. gov.uk. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2021.
The office helps the Prime Minister to establish and deliver the government's overall strategy and policy priorities, and to communicate the government's policies to Parliament, the public and international audiences.
- ^ “The Role and Status of the Prime Minister's Office inquiry launched”. parliament.uk. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2021.
Nominally, it is a part of the Cabinet Office, yet it is largely operationally distinct. Its functional relationship with the Cabinet Office is unclear.
- ^ “Standing Orders of the House of Commons”. Parliament.UK. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2021.
Standing Order 145(2)The committee may also hear evidence from the Prime Minister on matters of public policy.
- ^ Stacey, Kiran (27 tháng 10 năm 2014). “Police to review security after man runs into David Cameron”. Financial Times. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2021.
The force said: "The MPS Specialist Protection Command is responsible for the personal protection of the prime minister"
- ^ “Tony Blair's bodyguard left gun in Starbuck's toilet”. Daily Telegraph. 4 tháng 9 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2021.
The SO1 unit – full name Specialist Protection Command – is responsible for the personal safety of Prime Minister Gordon Brown and former Prime Ministers Mr Blair and Margaret Thatcher.
- ^ “SO1 Specialist Protection”. www.eliteukforces.info. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2019.
- ^ “Power and decision-making in the UK”. BBC Bitesize. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2021.
The PM has several roles including:... representing the UK at home and abroad
- ^ Norton, Philip (2020). Governing Britain: Parliament, Ministers and Our Ambiguous Constitution. Manchester University Press. tr. 142. ISBN 9-781526-145451.
- ^ Brazier, Rodney (2020). Choosing a Prime Minister: The Transfer of Power in Britain. Oxford University Press. tr. 174. ISBN 978-0-19-885929-1.
- ^ Norton, Philip (2016). “A temporary occupant of No.10? Prime Ministerial succession in the event of the death of the incumbent”. Public Law: 34.
- ^ Mason, Chris (15 tháng 8 năm 2016). “Is Boris Johnson running the country?”. BBC News. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2021.
- ^ “Statement from Downing Street: 6 April 2020”. gov.uk. 6 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2021.
- ^ “The appointment of prime ministers and the role of the Queen”. Institute for Government. 13 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2021.
The incumbent prime minister informs Buckingham Palace that they will be resigning. There is then a well-rehearsed sequence of events in which the outgoing prime minister travels to see the Queen and formally tenders his or her resignation.
- ^ Mikhailova, Anna; Yorke, Harry (16 tháng 5 năm 2019). “Tearful Theresa May forced to agree to stand down: PM out by June 30 at the latest”. Daily Telegraph. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2021.
During an emotionally-charged meeting with senior members of the 1922 Committee of Tory MPs, Mrs May was forced to agree to stand down within weeks so the Conservatives can elect a new leader before Parliament's summer recess.
- ^ “1957: Sir Anthony Eden resigns”. BBC ON THIS DAY. 9 tháng 1 năm 1957. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2021.
Sir Anthony Eden has resigned as prime minister of Britain due to ill health.
- ^ “What happens if a prime minister loses their seat in a general election?”. Institute for Government. 27 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2021.
Has a prime minister ever lost their seat? No incumbent prime minister has ever lost his or her seat at a general election.
- ^ Cameron, David (11 tháng 5 năm 2010). “David Cameron becomes PM: Full Downing Street statement”. BBC News. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2010.; Prime Minister Gordon Brown arrives at Downing Street trên YouTube; Transfer of Power from James Callaghan to Margaret Thatcher trên YouTube; May, Theresa (13 tháng 7 năm 2016). “Prime Minister Theresa May promises 'a better Britain' – the full speech”. Total Politics. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2016.
- ^ A new politics: cutting Ministerial pay, Number10.gov.uk, 13 tháng 5 năm 2010, Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 6 năm 2010, truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2010
- ^ “Public Duty Costs Allowance guidance”. GOV.UK (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2022.
Thư mục tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Bagehot, Walter (1963) [1867]. The English Constitution. Wm. Collins & Sons. ISBN 978-0-521-46535-9.
- Chrimes, S. B. (1947). English Constitutional History. Oxford: Oxford University Press. ISBN 978-0-404-14653-5.
- Barnett, Hilaire (2009). Constitutional & Administrative Law (ấn bản thứ 7). Abingdon, Oxfordshire: Routledge-Cavendish.
- Farnborough, Thomas Erskine, 1st Baron (1896). Constitutional History of England since the Accession of George the Third (ấn bản thứ 11). London: Longmans, Green and Co.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- Hanchant, W.L. (1943). England Is Here—Speeches and Writings of the Prime Ministers of England. Bodley Head.
- King, Anthony (2007). The British Constitution. Oxford University Press, Oxford. ISBN 978-0-9691436-3-5.
- Le May, G. H. L. (1979). The Victorian Constitution, Conventions, Usages and Contingencies. Duckworth.
- Leonard, Dick (2014). A History of British Prime Ministers, Walpole to Cameron. Palgrave Macmillan. ISBN 978-1-137-33804-4.
- Van Thal, Herbert biên tập (1974). The Prime Ministers, From Sir Robert Walpole to Edward Heath. Stein and Day. ISBN 978-0-8128-1738-6.
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Denver, David; Garnett, Mark (2012). “The popularity of British prime ministers”. British Journal of Politics and International Relations. 14 (1): 57–73. doi:10.1111/j.1467-856X.2011.00466.x. S2CID 143249516.
- Kaarbo, Juliet; Hermann, Margaret G. (1998). “Leadership styles of prime ministers: How individual differences affect the foreign policymaking process” (PDF). Leadership Quarterly. 9 (3): 243–263. doi:10.1016/S1048-9843(98)90029-7.
- King, Anthony Stephen biên tập (1985). The British Prime Minister'. Duke University Press.
- Langer, Ana Inés (2007). “A historical exploration of the personalisation of politics in the print media: The British Prime Ministers (1945–1999)”. Parliamentary Affairs. 60 (3): 371–387. doi:10.1093/pa/gsm028.
- Seldon, Anthony; Meakin, Jonathan; Thoms, Illias (2021). The Impossible Office? The History of the British Prime Minister. ambridge University Press. ISBN 9781316515327. OL 34770382M.
- Strangio, Paul; Hart, Paul 't; Walter, James (2013). Understanding Prime-Ministerial Performance: Comparative Perspectives. Oxford University Press. ISBN 9780199666423.
- Theakston, Kevin; Gill, Mark (2006). “Rating 20th-century British prime ministers”. British Journal of Politics and International Relations. 8 (2): 193–213. doi:10.1111/j.1467-856x.2006.00220.x. S2CID 145216328.
- Thomson, George Malcolm (1980). The Prime Ministers: From Robert Walpole to Margaret Thatcher. Secker & Warburg.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Number 10 official website
- Parliament of the United Kingdom website
- Principal Ministers of the Crown: 1730–2006