Bước tới nội dung

Bari carbonat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bari cacbonat
Bột bari cacbonat
Tên khácWitherit
Nhận dạng
Số CAS513-77-9
PubChem10563
Số EINECS208-167-3
Số RTECSCQ8600000
Ảnh Jmol-3Dảnh
ảnh 2
SMILES
đầy đủ
  • [Ba+2].[O-]C([O-])=O


    C(=O)([O-])[O-].[Ba+2]

InChI
đầy đủ
  • 1/CH2O3.Ba/c2-1(3)4;/h(H2,2,3,4);/q;+2/p-2
UNII6P669D8HQ8
Thuộc tính
Công thức phân tửBaCO3
Khối lượng mol197,34 g/mol
Bề ngoàitinh thể màu trắng
Mùikhông mùi
Khối lượng riêng4,286 g/cm³
Điểm nóng chảy 811 °C (1.084 K; 1.492 °F)
biến đổi đa hình
Điểm sôi 1.450 °C (1.720 K; 2.640 °F)
phân rã [1] ở nhiệt độ 1360 °C
Độ hòa tan trong nước16 mg/L (8.8°C)
22 mg/L (18 °C)
24 mg/L (20 °C)
24 mg/L (24,2 °C)[1]
Tích số tan, Ksp2,58·10−9
Độ hòa tantan trong acid
không tan trong ethanol
MagSus-58,9·10−6 cm³/mol
Chiết suất (nD)1,676
Nhiệt hóa học
Enthalpy
hình thành
ΔfHo298
-1.219 kJ/mol[2]
Entropy mol tiêu chuẩn So298112 J/mol·K[2]
Nhiệt dung85,35 J/mol·K[1]
Các nguy hiểm
NFPA 704

0
2
1
 
Điểm bắt lửaKhông cháy
LD50418 mg/kg, qua miệng (chuột)
Ký hiệu GHSThe exclamation-mark pictogram in the Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals (GHS)[3]
Báo hiệu GHSCảnh báo
Chỉ dẫn nguy hiểm GHSH302[3]
Các hợp chất liên quan
Cation khácMagie cacbonat
Calci cacbonat
Stronti cacbonat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Bari cacbonat (BaCO3), có trong tự nhiên ở dạng khoáng vật witherit, là một hợp chất hóa học có trong bả chuột, gạch nung, gốm tráng men và xi măng.

Điều chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Bari cacbonat được sản xuất thương mại từ bari sulfide bằng cách cho tác dụng với natri cacbonat ở nhiệt độ 60 đến 70 °C (phương pháp tro soda) hoặc cho đi qua cacbon dioxide ở nhiệt độ 40 đến 90 °C.

Trong quy trình tro soda, natri cacbonat rắn hoặc hòa tan được thêm vào dung dịch bari sulfide, và kết tủa bari cacbonat được lọc ra, rửa và sấy khô.[4]

Phản ứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Bari cacbonat phản ứng với các axit như axit clohydric để tạo thành các muối bari tan, như bari chloride:

BaCO3(r) + 2 HCl(dd) → BaCl2(dd) + CO2(kh) + H2O(l)

Tuy nhiên, phản ứng với axít sulfuric rất kém, bởi vì bari sulfat hầu như không tan trong nước.

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Bari cacbonat được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp gốm sứ như một thành phần trong men sứ. Nó hoạt động như một chất trợ chảy, một chất làm kết dính và kết tinh và kết hợp với các oxit màu nhất định để tạo ra màu sắc độc đáo không dễ dàng có thể đạt được bằng các phương tiện khác. Việc sử dụng nó có phần gây tranh cãi vì một số người cho rằng nó có thể chảy từ đồ ăn vào thực phẩm và đồ uống. Để an toàn khi sử dụng, BaO thường được sử dụng ở dạng men thủy tinh nghiền mịn.

Trong công nghiệp gạch, ngói, đất nung và gốm, bari cacbonat được thêm vào đất sét để kết tủa các muối hòa tan (calci sulfatmagie sulfat) là những chất tạo ra hiện tượng nở hoa.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c http://chemister.ru/Database/properties-en.php?dbid=1&id=377
  2. ^ a b Zumdahl, Steven S. (2009). Chemical Principles 6th Ed. Houghton Mifflin Company. ISBN 0-618-94690-X.
  3. ^ a b Bản dữ liệu Bari carbonat của Sigma-Aldrich, truy cập lúc {{{Datum}}} (PDF).
  4. ^ Pradyot Patnaik. Handbook of Inorganic Chemicals. McGraw-Hill, 2002, ISBN 0-07-049439-8