Bước tới nội dung

Chi Rắn hổ mang

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chi Rắn hổ mang
Rắn hổ mang Ấn Độ (Naja naja).
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Reptilia
Bộ (ordo)Squamata
Phân bộ (subordo)Serpentes
Họ (familia)Elapidae
Chi (genus)Naja
Laurenti, 1768
Loài điển hình
Naja lutescens[1]
Laurenti, 1768
Các loài
32. Xem bài.
Danh pháp đồng nghĩa

Naia Merrem, 1820
Naga Nicholson, 1874
Uraeus Wagler, 1830
Aspis (nec Laurenti 1768) Wagler, 1830
Tomyris Eichwald, 1831
Palaeonaja Hoffstetter, 1939
Afronaja Wallach, Wüster & Broadley, 2009
Spracklandus Hoser, 2009
Boulengerina Dollo, 1886

Paranaja Loveridge, 1944

Chi Rắn hổ mang (danh pháp khoa học: Naja) là một chi rắn độc thuộc họ Elapidae, thường quen gọi là rắn hổ mang. Những loài thuộc chi này phân bố khắp châu Phi, Tây Nam Á, Nam Á, và Đông Nam Á.

Cho tới gần đây chi Naja chứa 20 - 22 loài, nhưng nó đã trải qua mọt số sửa đổi phân loại học trong những năm gần đây, vì thế số lượng loài dao động đáng kể trong các nguồn tài liệu khác nhau.[2] Tuy nhiên, có sự hỗ trợ đáng kể cho sửa đổi năm 2009 that synonymised the genera Boulengerina and Paranaja with Naja.[3] Theo sửa đổi này, chi Naja hiện tại chứa khoảng 32 loài.

Phần đầu của Naja melanoleuca với răng nọc (A) và tuyến nọc (B).

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc tên gọi khoa học của chi này là từ tiếng Phạn nāga (với "g" cứng) nghĩa là "rắn". Một số người cho rằng từ tiếng Phạn này là cùng nguồn gốc với tên gọi tương ứng trong tiếng Anh "snake", tiếng German: *snēk-a-, Tiền-IE: *(s)nēg-o-, nhưng điều này là không thể.[4] Mayrhofer gọi từ nguyên này là "unglaubhaft ", "không đáng tin cậy", và gợi ý một từ nguyên có thể khả thi hơn kết nối nó với từ tiếng Phạn nagna, "không lông, trần trụi".[5]

Các loài rắn của chi Naja phần lớn là rắn với thân hình tương đối thanh mảnh, với chiều dài dao động mạnh. Phần lớn các loài có thể dài tới 1,84 m (6,0 ft). Chiều dài tối đa của một số loài to lớn nhất là khoảng 3,1 m (10 ft), với rắn hổ mang rừng (Naja melanoleuca) ở châu Phi được cho là loài dài nhất.[6] Tất cả các loài đều có khả năng đặc trưng là nâng cao phần thân phía trước lên khỏi mặt đất và phình cổ để làm ra vẻ to lớn hơn đối với những kẻ thù tiềm năng.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai nghiên cứu phát sinh chủng loài gần đây đã hỗ trợ cho việc hợp nhất các loài trước đây xếp trong các chi BoulengerinaParanaja vào chi Naja, do cả hai đều có quan hệ họ hàng gần với rắn hổ mang rừng (Naja melanoleuca).[7][8]

Wallach et al. gợi ý về việc công nhận 4 phân chi trong phạm vi chi NajaNaja cho rắn hổ mang châu Á, Boulengerina cho rắn hổ mang rừng, nước và đào bới châu Phi, Uraeus cho nhóm rắn hổ mang Ai Cập và Cape, Afronaja cho rắn hổ phì châu Phi.[3]

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Cây phát sinh chủng loài dưới đây vẽ theo Wallach et al. (2009).[3]

 Naja 
(Naja)

Naja (Naja) naja

Naja (Naja) kaouthia

Naja (Naja) atra

Naja (Naja) mandalayensis

Naja (Naja) siamensis

Naja (Naja) sputatrix

(Afronaja)

Naja (Afronaja) pallida

Naja (Afronaja) nubiae

Naja (Afronaja) katiensis

Naja (Afronaja) nigricollis

Naja (Afronaja) ashei

Naja (Afronaja) mossambica

Naja (Afronaja) nigricincta

(Boulengerina)

Naja (Boulengerina) multifasciata

Naja (Boulengerina) christyi

Naja (Boulengerina) annulata

Naja (Boulengerina) melanoleuca

(Uraeus)

Naja (Uraeus) nivea

Naja (Uraeus) senegalensis

Naja (Uraeus) haje

Naja (Uraeus) arabica

Naja (Uraeus) annulifera

Naja (Uraeus) anchietae

Các loài rắn hổ mang

[sửa | sửa mã nguồn]
Loài[2] Tác giả[2] Phân loài*[2] Tên thường gọi Phân bố
N. anchietae Bocage, 1879 0 Rắn hổ mang Anchieta, rắn hổ mang Angola Angola, Botswana, Namibia, Zambia, đông Zimbabwe.
N. annulata (Buchholz & Peters, 1876) 1 Rắn hổ mang nước sọc Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Congo, Guinea Xích đạo, Gabon, Rwanda, tỉnh Cabinda (Angola).
N. annulifera Peters, 1854 0 Botswana, Malawi, Mozambique, Nam Phi, Swaziland, Zambia, Zimbabwe.
N. antiqua Rage, 1976 0 Rắn hổ mang Morocco Địa tầng thế Miocen ở Morocco.
N. arabica Scortecci, 1932 0 Rắn hổ mang Ả Rập Oman, Saudi Arabia, Yemen.
N. ashei Wüster & Broadley, 2007 0 Rắn hổ phì lớn Nam Ethiopia, Kenya, Somalia, đông Uganda.
N. atra Cantor, 1842 0 Rắn hổ mang Trung Quốc, rắn hổ mang thường Nam Trung Quốc, bắc Lào, Đài Loan, bắc Việt Nam.
N. christyi (Boulenger, 1904) 0 Rắn hổ mang nước Congo Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Congo, tỉnh Cabinda (Angola).
N. guineensis Broadley, Trape, Chirio, Ineich &Wüster, 2018 0 Rắn hổ mang rừng đen Ghana, Guinea, Guinea-Bissau, Bờ Biển Ngà, Liberia, Sierra Leone, Togo.
N. haje Linnaeus, 1758 0 Rắn hổ mang Ai Cập Tanzania, Kenya, Somalia, Ethiopia, Uganda, Nam Sudan, Sudan, Cameroon, Nigeria, Niger, Burkina Faso, Mali, Senegal, Mauritania, Morocco, Algeria, Tunisia, Libya và Ai Cập.
N. iberica Szyndlar, 1985 Rắn hổ mang Tây Ban Nha Địa tầng thế Miocen ở Tây Ban Nha.
N. kaouthia Lesson, 1831 0 Rắn hổ đất, rắn hổ mang một mắt kính Bangladesh, Bhutan, Burma, Campuchia, nam Trung Quốc, đông Ấn Độ, Lào, tây bắc Malaysia, Nepal, Thái Lan, đông nam Tây Tạng, Việt Nam.
N. katiensis Angel, 1922 0 Rắn hổ mang Mali cobra (Rắn hổ phì Kati, rắn hổ phì Tây Phi, rắn hổ phì nâu miền tây) Benin, Burkina Faso, Cameroon, Ghana, Guinea, Ivory Coast, Mali, Gambia, Mauritania, Niger, Nigeria, Senegal, Togo
N. mandalayensis Slowinski & Wüster, 2000 0 Rắn hổ phì Mandalay (rắn hổ phì Myanmar) Myanmar
N. melanoleuca Hallowell, 1857 0 Rắn hổ mang rừng Trung Phi Angola, Benin, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Guinea Xích đạo, Gabon, Nigeria.
N. mossambica Peters, 1854 0 Rắn hổ phì Mozambique Viễn đông nam Angola, Botswana, Malawi, Mozambique, Somalia, đông bắc Namibia, Nam Phi, Swaziland, Tanzania (cả đảo Pemba), Zambia, Zimbabwe.
N. multifasciata Werner, 1902 0 Rắn nhiều sọc Cameroon, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Gabon.
N. najaT (Linnaeus, 1758) 0 Rắn hổ mang Ấn Độ Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Sri Lanka.
N. nigricincta Bogert, 1940 1 Rắn hổ phì vằn Angola, Namibia, Nam Phi.
N. nigricollis Reinhardt, 1843 0 Rắn hổ phì cổ đen Angola, Benin, Burkina Faso, Burundi, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Chad, Cộng hòa Dân chủ Congo (trừ trung tâm), Cộng hòa Congo, Ethiopia, Gabon, Gambia, Ghana, Guinea Bissau, Guinea, Bờ Biển Ngà, Kenya, Liberia, Mali, Mauritania, Namibia, Niger, Nigeria, Rwanda, Senegal, Sierra Leone, Sudan, Tanzania, Somalia, Togo, Uganda, Zambia.
N. nivea (Linnaeus, 1758) 0 Rắn hổ mang Cape (rắn hổ mang vàng) Botswana, Lesotho, Namibia, Nam Phi.
N. nubiae Wüster & Broadley, 2003 0 Rắn hổ phì Nubia Chad, Ai Cập, Eritrea, Niger, Sudan.
N. oxiana (Eichwald, 1831) 0 Rắn hổ mang Caspi Afghanistan, tây bắc Ấn Độ, Iran, Kyrgyzstan, Pakistan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan.
N. pallida Boulenger, 1896 0 Rắn hổ phì đỏ Djibouti, Ethiopia, Kenya, Somalia, Tanzania.
N. peroescobari Ceríaco, Marques, Schmitz & Bauer, 2017 0 Rắn hổ mang rừng São Tomé São Tomé & Príncipe (São Tomé).
N. philippinensis Taylor, 1922 0 Rắn hổ mang Philippines Philippines (Luzon, Mindoro).
N. romani Hofstetter, 1939 0 Rắn hổ mang châu Âu Địa tầng thế Miocen ở Pháp, Đức, Áo, Romania và Ukraina.
N. sagittifera Wall, 1913 0 Rắn hổ mang Andaman Ấn Độ (quần đảo Andaman)
N. samarensis Peters, 1861 0 Rắn hổ mang Samar Philippines (Mindanao, Bohol, Leyte, Samar, Camiguin).
N. savannula Broadley, Trape, Chirio & Wüster, 2018 0 Rắn hổ mang sọc Tây Phi Benin, Burkina Faso, Cameroon, Chad, Gambia, Ghana, Guinea, Bờ Biển Ngà, Mali, Niger, Nigeria, Senegal, Togo.
N. senegalensis Trape, Chirio & Wüster, 2009 0 Rắn hổ mang Senegal Benin, Burkina Faso, Ghana, Guinea, Mali, Niger, Nigeria, Senegal.
N. siamensis Laurenti, 1768 0 Rắn hổ mang phun nọc Đông Dương, rắn hổ mang Xiêm, rắn hổ mèo Campuchia, Lào, Thái Lan, nam Việt Nam.
N. sputatrix F. Boie, 1827 0 Rắn hổ phì Java Indonesia (Java, quần đảo Sunda Nhỏ, Đông Timor).
N. subfulva Laurent, 1955 0 Rắn hổ mang rừng nâu Angola, Burundi, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Chad, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Kenya, Malawi, Mozambique, Nigeria, Rwanda, Somalia, Nam Phi, Nam Sudan, Tanzania, Uganda, Zambia, Zimbabwe.
N. sumatrana Müller, 1887 0 Rắn hổ phì xích đạo Brunei, Indonesia (Sumatra, Borneo, Bangka, Belitung), Malaysia, Philippines (Palawan), nam Thái Lan, Singapore.

* Không gồm phân loài nguyên chủng.
Tuyệt chủng.
T Loài điển hình.[9]

Các loài rắn hổ mang Naja có nọc độc mạnh nhất
STT Loài LD50 SC
1 N. oxiana 0,10 mg/kg[10]
2 N. philippinensis 0,14 mg/kg[11][12]
3 N. samarensis 0,21 mg/kg[13]
4 N. melanoleuca 0,225 mg/kg[10][14]
5 N. siamensis 0,25 mg/kg[10]
6 N. atra 0,28 mg/kg[10][15]
7 N. naja 0,29 mg/kg[10][15]
8 N. nivea 0,37 mg/kg[15]
9 N. kaouthia 0,47 mg/kg[10]
10 N. sumatrana 0,60 mg/kg[16]

Tất cả các loài của chi Naja đều có khả năng tạo ra những vết cắn gây tử vong cho người. Phần lớn các loài có nọc chứa chất độc neurotoxin mạnh, khi vào cơ thể sẽ tấn công hệ thần kinh, gây ra liệt, nhưng cũng có thể chứa độc tố tế bào gây ra sưng và hoại tử, và có tác động chống đông máu đáng kể. Một vài loài có cả các thành phần độc tố tim mạch trong nọc của chúng.

Một vài loài Naja, được nhắc tới tại đây như là rắn hổ phì, có cơ chế tiết nọc chuyên biệt hóa, trong đó các răng nọc trước của chúng, thay vì giải phóng nọc qua các đầu mũi (tương tự như kim tiêm), lại có khe hở dạng rãnh xoắn ở bề mặt trước cho phép chúng phun nọc ra ngoài miệng. Trong khi nói chung được nói tới như là "phun phì phì", thì hành động này là giống như phun ra. Khoảng cách và độ chính xác mà chúng có thể phun nọc ra thì dao động theo từng loài, nhưng nó được sử dụng như là một cơ chế phòng vệ. Một khi được phun trúng da của nạn nhân, nọc có tác động như là một tác nhân gây kích thích mãnh liệt. Nếu rơi trúng mắt nó có thể gây ra cảm giác thiêu đốt mãnh liệt và gây mù lòa tạm thời hay vĩnh viễn nếu không được xử lý ngay và đúng phương pháp.

Rắn hổ mang Caspi (N. oxiana) ở Trung Á là loài rắn hổ mang có nọc độc mạnh nhất. Trung bình liều LD50 dưới da của N. oxiana ở chuột nhắt là 0,18 mg/kg, và giá trị thấp nhất đã thông báo của N. oxiana là 0,10 mg/kg dưới da.[10] trong khi N. philippinensis có LD50 dưới da ở chuột nhắt là 0,2 mg/kg.[12] Giá trị thấp nhất đã thông báo của N. philippinensis là 0,14 mg/kg dưới da.[11] Ở chuột nhắt, LD50 tiêm ven của rắn hổ mang Caspi là 0,037 mg/kg,[14] và của rắn hổ mang Philippine là 0,05 mg/kg.[17] Rắn hổ mang Caspi là loài rắn hổ mang có nọc độc mạnh nhất trên thế giới (đối với chuột nhắt phòng thí nghiệm). Nọc thô của N. oxiana có liều gây tử vong đã biết thấp nhất (LCLo) là 0,005 mg/kg, thấp nhất trong số các loài rắn hổ mang đã được ghi nhận, phát sinh từ một trường hợp riêng lẻ bị ngộ độc bởi tiêm vào hệ thống não thất.[18] Sau rắn hổ mang Caspi và Philippine là rắn hổ mang rừng rậm (N. melanoleuca) có LD50 là 0,225 mg/kg dưới da,[13][14] kế tiếp là rắn hổ mang Samar (N. samarensis) với giá trị LD50 0,23 mg/kg dưới da.[13] Các loài rắn hổ mang nước ở Trung Phi cũng có nọc độc rất mạnh. LD50 liên màng bụng ở chuột nhắt của nọc từ Naja annulataNaja christyi tương ứng là 0,143 mg/kg và 0,120 mg/kg.

Các loài Naja cũng là nhóm rắn quan trọng về mặt y tế do số lượng vết cắn và số ca tử vong mà chúng gây ra trong khắp phạm vi phân bố của chúng. Chúng có mặt ở nhiều nơi tại châu Phi (bao gồm một số phần của Sahara nơi Naja haje có thể được tìm thấy), Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á, Đông ÁĐông Nam Á. Khoảng 30–40% số vết cắn của một số loài rắn hổ mang là các vết cắn khô, nghĩa là không tiết nọc.[cần dẫn nguồn]

Nhiều yếu tố ảnh hưởng tới các khác biệt trong các ca tử vong giữa các loài khác nhau trong cùng một chi. Trong số rắn hổ mang, các ca với hậu quả tử vong của các vết cắn ở cả nạn nhân được điều trị lẫn không được điều trị có thể là rất lớn. Chẳng hạn, tỷ lệ tử vong trong số các ca bị rắn hổ mang tiết nọc và không điều trị như một nhóm tổng thể dao động từ 6,5–10% ở N kaouthia[19] tới khoảng 70% ở N. oxiana.[20] Tỷ lệ tử vong do vết cắn của Naja atra là 15-20%,[19] của N. nigricollis là 5–10%,[21] của N. nivea là 50%,[19] của N. melanoleuca là 65–70%, của N. naja là 20–25%,[22] và của N. samarensis là 50–60%.[23]

Trong các ca khi nạn nhân của các vết cắn của rắn hổ mang được điều trị y tế theo thủ tục xử lý thông thường đối với kiểu nọc rắn hổ, các khác biệt trong tiên lượng phụ thuộc vào loài rắn hổ mang đã gây ra vết cắn. Phần lớn các bệnh nhân bị tiết nọc được điều trị đã phục hồi nhanh và hoàn toàn, trong khi những bệnh nhân khác cũng với cách điều trị này lại vẫn tử vong. Các yếu tố quan trọng nhất trong các khác biệt về tỷ lệ tử vong do nọc rắn hổ mang là mức độ nghiêm trọng của vết cắn và loài rắn hổ mang đã gây ra sự tiết nọc. Rắn hổ mang Caspi (N. oxiana) và rắn hổ mang Philippine (N. philippinensis) là 2 loài rắn hổ mang với nọc độc hại nhất dựa theo các nghiên cứu LD50 trên chuột nhắt. Cả hai loài đều gây ra ngộ độc thần kinh rõ nét và sự tiến triển của các triệu chứng đe dọa sinh mạng sau khi tiết nọc. Người ta từng ghi nhận sự tử vong chỉ 30 phút sau khi bị một trong hai loài này tiết nọc. Nọc thuần túy độc tố thần kinh của N. philippinensis gây ra ngộ độc thần kinh rõ nét với tổn thương mô và đau đớn cục bộ ở mức tối thiểu[24] và bệnh nhân phản ứng rất tốt với trị liệu kháng nọc nếu điều trị được thực hành nhanh chóng ngay sau khi bị tiết nọc. Sự tiết nọc do N. oxiana gây ra là phức tạp hơn. Ngoài biểu hiện ngộ độc thần kinh rõ nét, các thành phần độc tố tế bàođộc tố tim mạch rất mạnh có trong nọc của loài này. Các tác động cục bộ được biểu lộ trong tất cả các ca tiết nọc - tổn thương mạnh, sưng to, thâm tím, phồng rộp và hoại tử mô. Tổn thương thận và độc tính tim mạch cũng là các biểu lộ lâm sàng do tiết nọc của N. oxiana, mặc dù chúng là hiếm gặp và chỉ là thứ cấp.[25] Tỷ lệ tử vong không điều trị ở các ca bị N. oxiana tiết nọc lên tới 80%, cao nhất trong số các loài thuộc chi Naja.[20] Kháng nọc không đạt hiệu quả cao đối với sự tiết nọc của loài này như đối với các loài rắn hổ mang châu Á khác trong cùng khu vực chúng sinh sống, như đối với rắn hổ mang Ấn Độ (N. naja) và cũng là do độc tính nguy hiểm trong nọc của loài này nên người ta phải sử dụng một lượng kháng nọc lớn hơn cho bệnh nhân. Kết quả là một loại huyết thanh kháng nọc đơn trị đã được Viện Nghiên cứu Vaccin và Huyết thanh Razi ở Iran phát triển. Phản ứng đối với điều trị bằng loại kháng nọc này ở bệnh nhân nói chung là kém, vì thế thở máyluồn ống nội khí quản là cần thiết. Tỷ lệ tử vong trong điều trị tiết nọc của N. oxiana vẫn là tương đối cao (tới 30%) khi so với tất cả các loài rắn hổ mang khác (<1%).[26]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Khi thiết lập chi Naja, Laurenti không chỉ định loài điển hình của chi. Năm 1968 Leviton đã gán Naja lutescens Laurenti, 1768 như là loài điển hình của chi. Tuy nhiên, danh pháp này là đồng nghĩa muộn của Coluber naja Linnaeus, 1758, với danh pháp chính thức hiện nay là Naja naja.
  2. ^ a b c d Naja (TSN 700233) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
  3. ^ a b c Wallach, Van; Wüster, W; Broadley Donald G. (2009). “In praise of subgenera: taxonomic status of cobras of the genus Naja Laurenti (Serpentes: Elapidae)” (PDF). Zootaxa. 2236 (1): 26–36. ISSN 1175-5334. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2019.
  4. ^ “Proto-IE: *(s)nēg-o-, nghĩa: rắn, tiếng Ấn Độ cổ: nāgá- nghĩa là 'rắn', tiếng German: *snēk-a- m., *snak-an- m., *snak-ō f.; *snak-a- vb”. Starling.rinet.ru.
  5. ^ Mayrhofer, Manfred (1996). Etymologisches Wörterbuch des Altindoarischen. Heidelberg: Universitätsverlag C. Winter. tr. II.33. ISBN 978-3-8253-4550-1.
  6. ^ Naja melanoleuca - General Details, Taxonomy and Biology, Venom, Clinical Effects, Treatment, First Aid, Antivenoms”. WCH Clinical Toxinology Resource. University of Queensland. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2011.
  7. ^ Wüster, W.; Crookes, S.; Ineich, I.; Mane, Y.; Pook, C.E.; Trape, J.-F.; Broadley, D.G. (2007). “The phylogeny of cobras inferred from mitochondrial DNA sequences: evolution of venom spitting and the phylogeography of the African spitting cobras (Serpentes: Elapidae: Naja nigricollis complex)”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 45 (2): 437–453. doi:10.1016/j.ympev.2007.07.021. PMID 17870616.
  8. ^ Nagy Z. T., Vidal N., Vences M., Branch W. R., Pauwels O. S. G., Wink M., Joger U., 2005. Molecular systematics of African Colubroidea (Squamata: Serpentes). Trong: Huber B. A., Sinclair B. J., Lampe K. H. (chủ biên), African Biodiversity: Molecules, Organisms, Ecosystems. Museum Koenig, Bonn, tr. 221–228.
  9. ^ Zhao E., Adler K. 1993. Herpetology of China. Society for the Study of Amphibians and Reptiles. 522 tr. LCCN 92-61941. ISBN 0-916984-28-1.
  10. ^ a b c d e f g Khare, AD; Khole V; Gade PR (tháng 12 năm 1992). “Toxicities, LD50 prediction and in vivo neutralisation of some elapid and viperid venoms”. Indian Journal of Experimental Biology. 30 (12): 1158–62. PMID 1294479.
  11. ^ a b Watt, G; Theakston RD; Hayes CG; Yambao ML; Sangalang R; và đồng nghiệp (ngày 4 tháng 12 năm 1986). “Positive response to edrophonium in patients with neurotoxic envenoming by cobras (Naja naja philippinensis). A placebo-controlled study”. New England Journal of Medicine. 315 (23): 1444–8. doi:10.1056/NEJM198612043152303. PMID 3537783.
  12. ^ a b Brown, John H. (1973). Toxicology and Pharmacology of Venoms from Poisonous Snakes. Springfield, IL US: Charles C. Thomas. tr. 81. ISBN 978-0-398-02808-4.
  13. ^ a b c Minton, SA (1967). “Paraspecific protection by elapid and sea snake antivenins”. Toxicon. 5 (1): 47–55. doi:10.1016/0041-0101(67)90118-3. PMID 6036250.
  14. ^ a b c Zug, George R. (1996). Snakes in Question: The Smithsonian Answer Book. Washington D.C., US: Smithsonian Institution Scholarly Press. ISBN 978-1-56098-648-5.
  15. ^ a b c Minton, SA (1974). Venom diseases. Springfield, Ill: Thomas Publisher, Limited, Charles C. ISBN 978-0-398-03051-3.
  16. ^ Tan, N.H., Choy, S.K., Chin, K.M. and Gnanajothy, P. (1994). “Cross-reactivity of monovalent and polyvalent Trimeresurus antivenoms with venoms from various species of Trimeresurus (lance-headed pit viper) snake”. Toxicon. 32 (7): 849–853. doi:10.1016/0041-0101(94)90010-8.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  17. ^ Hauert, Jacques; ichel Maire; Alexandre Sussmann; Dr. J. Pierre Bargetz (tháng 7 năm 1974). “The major lethal neurotoxin of the venom of Naja naja phillippinensis: Purification, physical and chemical properties, partial amino acid sequence”. International Journal of Peptide and Protein Research. 6 (4): 201–222. doi:10.1111/j.1399-3011.1974.tb02380.x.
  18. ^ Lysz, Thomas W.; Rosenberg, Philip (tháng 5 năm 1974). “Convulsant activity of Naja naja oxiana venom and its phospholipase A component”. Toxicon. 12 (3): 253–265. doi:10.1016/0041-0101(74)90067-1. PMID 4458108.
  19. ^ a b c Brown JH. 1973. Toxicology and Pharmacology of Venoms from Poisonous Snakes. Springfield, Illinois: Charles C. Thomas. 184 pp. LCCCN 73-229. ISBN 0-398-02808-7.
  20. ^ a b Gopalkrishnakone, Chou, P., LM (1990). Snakes of Medical Importance (Asia-Pacific Region). Singapore: National University of Singapore. ISBN 978-9971-62-217-6.[cần số trang]
  21. ^ Warrell, David A. “Snake bite” (PDF). Seminar. Lancet 2010 (volume 375, issue 1). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2011.
  22. ^ Norris MD, Robert L.; Minton, Sherman A. (ngày 10 tháng 9 năm 2013). “Cobra Envenomation”. Medscape. United States: Medscape. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2013.
  23. ^ Solevilla, Rosalinda C (1997). “A preliminary study of the toxic principles from the venom of Naja naja samarensis, Peters”. Acta Manilana. 40: 1–6.
  24. ^ Watt, G.; Padre L; Tuazon L; Theakston RD; Laughlin L. (tháng 9 năm 1988). “Bites by the Philippine cobra (Naja naja philippinensis): prominent neurotoxicity with minimal local signs”. The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene. 39 (3): 306–11. PMID 3177741.
  25. ^ “Naja oxiana”. Clinical Toxinology Resource. University of Adelaide. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2013.
  26. ^ Latifi, Mahmoud (1984). Snakes of Iran. Society for the Study of Amphibians & Reptiles. ISBN 978-0-916984-22-9.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]