Bước tới nội dung

Nguyễn Thanh Bình (Bắc Ninh)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Thanh Bình
Chức vụ
Nhiệm kỳ22 tháng 6 năm 1988 – 27 tháng 6 năm 1991
3 năm, 5 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Văn Linh
Tiền nhiệmĐỗ Mười
Kế nhiệmLê Đức Anh
Nhiệm kỳ1986 – 1988
Tiền nhiệmLê Văn Lương
Kế nhiệmPhạm Thế Duyệt
Nhiệm kỳ1986 – 1991
Tổng Bí thưNguyễn Văn Linh
Bộ trưởng Bộ Thủy lợi
Nhiệm kỳ14 tháng 6 năm 1973 – 22 tháng 1 năm 1981
Tiền nhiệmHà Kế Tấn
Kế nhiệmNguyễn Cảnh Dinh
Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra của Chính phủ
Nhiệm kỳ11 tháng 8 năm 1969 – 14 tháng 6 năm 1973
3 năm, 304 ngày
Phó Chủ nhiệmTrần Mạnh Quỳ
Nguyễn Thừa Kế
Tiền nhiệmNguyễn Lương Bằng
Kế nhiệmNguyễn Văn Lộc
Chủ nhiệm Văn phòng Tài chính - Thương nghiệp Phủ Thủ tướng
Nhiệm kỳ3 tháng 11 năm 1966 – 12/1969
Tiền nhiệmPhạm Hùng
Kế nhiệmĐỗ Mười (Văn phòng Kinh tế)
Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước
Nhiệm kỳ3 tháng 11 năm 1966 – 30 tháng 10 năm 1967
Tiền nhiệmPhạm Hùng
Kế nhiệmĐỗ Mười
Đại biểu Quốc hội khóa III, IV, V, VI, VII, VIII
Nhiệm kỳ26 tháng 4 năm 1964 – 22 tháng 5 năm 1992
28 năm, 26 ngày
Bộ trưởng Bộ Nội thương
Nhiệm kỳ7 tháng 1 năm 1963 – 3 tháng 11 năm 1966
Tiền nhiệmĐỗ Mười
Kế nhiệmHoàng Quốc Thịnh (quyền)
Quyền Bộ trưởng Bộ Nội thương
Nhiệm kỳtháng 2 năm 1961 – 7 tháng 1 năm 1963
Bộ trưởngĐỗ Mười (chữa bệnh)
Nhiệm kỳ1960 – 2/1961
Bộ trưởngVõ Nguyên Giáp
Tiền nhiệmĐặng Kim Giang
Kế nhiệmTrần Quý Hai
Phó Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp
Nhiệm kỳ5/1955 – 1960
Chủ nhiệm
Nhiệm kỳ10 tháng 9 năm 1960 – 27 tháng 6 năm 1991
30 năm, 290 ngày
Thông tin cá nhân
Sinh(1920-05-04)4 tháng 5, 1920
Nhân Thắng, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất19 tháng 3, 2008(2008-03-19) (87 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam

Nguyễn Thanh Bình (4 tháng 5 năm 1920 - 19 tháng 3 năm 2008) là một chính trị gia Việt Nam. Ông từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Bộ trưởng Bộ Nội thương Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông tên thật là Nguyễn Văn Huyên, sinh ngày 4 tháng 5 năm 1920, quê ở xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Ngay từ năm 1938, ông tham gia phong trào dân chủ Đông Dương, chống chính quyền thực dân Pháp, từ đó chịu ảnh hưởng của những người Cộng sản. Khi Chính phủ Mặt trận Bình dân ở Pháp đổ, chính quyền thực dân đàn áp phong trào dân chủ và những người Cộng sản. Ông được bí mật kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5 năm 1939.

Khi hoạt động bí mật, ông lấy các bí danh Giáo, Bình để hoạt động. Tháng 5 năm 1940, ông được phân công làm Thành ủy viên Thành ủy Hải Phòng. Đến tháng 9 năm đó, ông bị lộ, bị chính quyền thực dân bắt và giam giữ tại các nhà tù Sơn La, Hòa Bình, Hỏa Lò.

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Ông vượt ngục ở nhà tù Hỏa Lò về hoạt động ở vùng Bắc Giang, Thái Nguyên, được tổ chức giao cho công tác phụ trách đội du kích, phụ trách lớp huấn luyện cán bộ cấp huyện của hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, và được điều về tham gia Tỉnh ủy Bắc Giang, tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang, trực tiếp phụ trách phong trào Việt Minh ở các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Hữu Lũng, Lạng Giang, tham lãnh đạo khởi nghĩa cướp chính quyền ở Bắc Giang.[1]

Cách mạng tháng 8 thành công, ông được phân công giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Bắc Giang (sau đó đổi tên thành Ủy ban Hành chính tỉnh Bắc Giang).

Tháng 10 năm 1946, ông được cử làm đại diện Ủy ban Hành chính khu Bắc Bộ tại Khu XII, kiêm Ủy viên hành chính trong Ủy ban Kháng chiến hành chính Khu XII.

Khi thực dân Pháp nổ súng tái chiếm Đông Dương, tháng 6 năm 1947, ông được cử giữ chức Khu ủy viên Khu XII.

Hoạt động hậu cần trong quân đội

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1949 đến năm 1950, ông được Trung ương điều về giữ chức Ủy viên Ban Thanh tra Trung ương, sau đó chuyển sang quân đội giữ chức Cục trưởng Cục Quân nhu (từ tháng 3 năm 1950) thay Đại tá Phan Tử Lăng (sắc lệnh số 56-SL ngày 18 tháng 6 năm 1949 cử Đại tá Phan Tử Lăng kiêm chức Cục trưởng Cục Quân nhu)[2] (tháng 7 năm 1950 ông được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Quân lương Tài chính thuộc Tổng cục Cung cấp, Phó Cục trưởng là Nguyễn Tấn).[3]

Năm 1951, ông kiêm chức Bí thư Đảng bộ Tổng cục Cung cấp; năm 1952 là Ủy viên Đảng ủy Tổng cục Cung cấp.

Sau Hiệp định Geneve, chính quyền Việt Minh tiếp quản miền Bắc. Ông được cử giữ chức Cục trưởng Cục Chính trị Tổng cục Hậu cần, sau đó được thăng làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần năm 1955.[4]

Năm 1959, ông được cử kiêm chức Phó Bí thư Đảng ủy Tổng cục Hậu cần, phong quân hàm Thiếu tướng.[5]

Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam III (tháng 9 năm 1960), ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng và giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần.

Hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 1 năm 1961, ông được điều động làm Phó Ban Tài chính- Thương nghiệp Trung ương, Quyền Bộ trưởng Bộ Nội thương.[6]

Tháng 12 năm 1962, ông được Quốc hội phê chuẩn chính thức quyết định bổ nhiệm ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội thương. Ông giữ chức vụ trên đến năm 1966.[7]

Từ tháng 4 năm 1966 đến tháng 3 năm 1973, ông lần lượt giữ các chức vụ: Trưởng ban Tài chính-Thương nghiệp Trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Tài chính- Thương nghiệp Phủ Thủ tướng (đến 1969)[8] kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra của Chính phủ (1969 - tháng 3 năm 1974) [9][10][11]

Tháng 6 năm 1973, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Thủy lợi thay ông Hà Kế Tấn[12] kiêm Trưởng ban Chỉ huy chống lụt bão Trung ương, kiêm Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Trị thủy và khai thác sông Hồng. Ông giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Thủy lợi đến năm 1981 thì ông Nguyễn Cảnh Dinh thay thế.[13],[14],[15]

Tháng 12 năm 1976, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam IV, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cuối năm 1980, ông được phân công giữ chức Trưởng ban phân phối lưu thông của Trung ương Đảng.

Tháng 3 năm 1982, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, ông tái đắc cử Ủy viên Trung ương Đảng, được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng phụ trách lĩnh vực nông nghiệp.

Tháng 10 năm 1986, ông được điều động giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Tháng 12 năm đó, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, ông tái đắc cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được bầu vào Bộ Chính trị.

Tháng 10 năm 1988, ông được bầu bổ sung vào Ban Bí thư và giữ chức Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng. Chức vụ Bí thư Thành ủy Hà Nội do ông Phạm Thế Duyệt kế nhiệm.

Tháng 6 năm 1991, ông nghỉ hưu.

Ông là Đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa III, IV, V, VI, VII và VIII.

Ông qua đời ngày 19 tháng 3 năm 2008 tại Hà Nội.

Hiện nay tên của ông được đặt tên cho một tuyến đường ở quận Hà Đông, Hà Nội, nối từ ngã tư Vạn Phúc - Tố Hữu đi qua các khu đô thị Văn Khê, An Hưng đến đường Lê Trọng Tấn.


Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nam Thanh (23 tháng 8 năm 2012). “Bắc Giang những ngày khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám-1945 (kỳ III)”. Truy cập 28 tháng 1 năm 2021.
  2. ^ SắC LệNH[liên kết hỏng]
  3. ^ “Sắc lệnh số 123/SL về việc bổ nhiệm cán bộ của các Bộ, Vụ, Cục ở Bộ tổng tư lệnh quân đội quốc gia Việt nam do Chủ tịch nước ban hành”. Thư viện Pháp luật. 11 tháng 7 năm 1950. Truy cập 28 tháng 1 năm 2021.
  4. ^ “Sắc lệnh 232/SL bổ nhiệm đồng chí Bộ quốc phòng tổng tư lệnh”. Thư viện Pháp luật. Truy cập 28 tháng 1 năm 2021.
  5. ^ “Sắc lệnh số 036/SL ngày 31/8/1959”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2012.
  6. ^ “Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá II (1960-1964)”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2012.
  7. ^ Nghị quyết số 299 NQ/TVQH (1966) – Wikisource
  8. ^ Van kien Quoc hoi toan tap[liên kết hỏng]
  9. ^ “Không tìm thấy nội dung!”. Truy cập 14 tháng 9 năm 2024.
  10. ^ Nghị quyết số 434 NQ/TVQH – Wikisource
  11. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2012.
  12. ^ Nghị quyết số 354 NQ/TVQH – Wikisource
  13. ^ Lệnh bổ nhiệm miễn nhiệm thành viên của Hội đồng Chính phủ 19-LCT
  14. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2012.
  15. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2012.