Bước tới nội dung

Tượng Nhân sư lớn ở Giza

(Đổi hướng từ Tượng Nhân sư)
Tượng Nhân sư lớn ở Giza
Tượng Nhân sư lớn ở Giza
Tượng Nhân sư lớn ở Giza trên bản đồ Ai Cập
Tượng Nhân sư lớn ở Giza
Vị trí tại Ai Cập
Vị tríGiza, Ai Cập
VùngAi Cập
Tọa độ29°58′31″B 31°08′16″Đ / 29,97528°B 31,13778°Đ / 29.97528; 31.13778
Chiều dài73 mét (240 ft)
Chiều rộng19 mét (62 ft)
Chiều cao20 mét (66 ft)
Lịch sử
Nguyên liệuĐá vôi
Các ghi chú về di chỉ
Tình trạngĐược trùng tu một phần

Tượng Nhân sư lớn ở Giza (tiếng Ả Rập: أبو الهولAbū al Hūl, tiếng Anh: Great Sphinx of Giza), thường được biết đến với tên gọi tượng Nhân sư, là một bức tượng làm bằng đá vôi hình một con nhân sư (một sinh vật truyền thuyết với thân sư tử và đầu người) trong tư thế phủ phục nằm ở cao nguyên Giza, trên tả ngạn sông Nile tại Giza, Ai Cập.

Đây là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới, dài 73,5 mét (241 ft) và cao 20,22 m (66,34 ft)[1] và là một trong những bức điêu khắc nguyên khối lâu đời nhất. Bức tượng được cho là do người Ai Cập cổ đại ở thời kỳ Cổ Vương quốc xây dựng, dưới triều đại của Pharaon Khafra (2558-2532 trước công nguyên).[1][2]

Nguồn gốc và đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
Gia đình Hoàng tộc Brasil đứng trước tượng Nhân sư năm 1871
Tượng Nhân sư khoảng những năm 1880, bị cát vùi lấp một phần
Tượng Nhân sư trước Kim tự tháp Khafre

Tượng Nhân sư là bức tượng lớn và lâu đời nhất thế giới, nhưng những thông tin cơ bản về nó như thời điểm và người xây dựng vẫn đang bị tranh cãi. Những câu hỏi này đã dẫn tới quan niệm phổ biến về "Câu đố của Nhân sư,"[3] ám chỉ huyền thoại Hy Lạp về Bí ẩn Nhân sư.

Pliny The Elder đã nhắc đến tượng Nhân sư trong cuốn sách Natural History của mình, nhận xét rằng người Ai Cập tôn thờ bức tượng như một vị thần và "Vua Harmais đã được mai táng ở đó".[4][5]

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]
Ảnh tượng Nhân sư lưu giữ ở Bảo tàng Brooklyn

Tên mà người xây dựng nên bức tượng dùng để gọi nó không được biết đến, bởi tượng Nhân sư không hề xuất hiện trong bất kỳ văn tự nào từ thời kỳ Cựu vương quốc. Trong thời kỳ Tân Vương quốc, tượng Nhân sư được gọi là Hor-em-akhet (tiếng Anh: Horus trên Đường chân trời; Hellenized: Harmachis), pharaon Thutmose IV (1401-1391 hoặc 1397-1388 trước công nguyên)[6] cũng gọi bức tượng như vậy trong Tấm bia Giấc mơ của mình.

Tên thường gọi Nhân sư được đặt cho bức tượng vào khoảng 2000 năm sau thời điểm xây dựng do những điểm tương đồng với con thú trong thần thoại Hy Lạp có thân sư tử, đầu người phụ nữ và cánh đại bàng (mặc dù tượng Nhân sư có đầu người đàn ông và không có cánh giống như những con Nhân sư Ai Cập khác). Từ tiếng Anh sphinx bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại Σφίγξ (chuyển ngữ: sphinx), dường như từ động từ σφίγγω (chuyển ngữ: sphingo / tiếng Anh: bóp chặt), dựa trên truyền thuyết rằng con nhân sư Hy Lạp đã bóp cổ bất kỳ ai không trả lời được câu đố của nó. Từ tiếng Anh sphincter cũng có chung nguồn gốc.

Cũng có thể tên gọi này có nguồn gốc từ việc phát âm sai từ tiếng Ai Cập cổ Ssp-anx, tên gọi dành cho hoàng gia ở Vương triều thứ Tư (2575-2467 trước công nguyên trở đi) cũng như cho tượng Nhân sư trong thời kì Tân vương quốc (1570-1070 trước công nguyên), mặc dù về mặt phát âm hai từ này không hề giống nhau.

Các nhà văn Ả Rập thời trung cổ, bao gồm al-Maqrīzī, gọi tượng Nhân sư là balhibbilhaw, cho thấy ảnh hưởng của tiếng Copt. Ngày nay, tên tiếng Ả Rập của bức tượng là أبو الهول (Abū al Hūl, tiếng Anh: The Terrifying One).

Quá trình xây dựng và khung thời gian

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù có những xung đột về chứng cứ và ý kiến trong nhiều năm, quan điểm chung của hầu hết giới Ai Cập học hiện đại là tượng Nhân sư được xây dựng vào khoảng năm 2500 trước công nguyên bởi Pharaon Khafra, người xây Kim tự tháp KhafreGiza.[7]

Selim Hassan trong khi viết về những cuộc khai quật tượng Nhân sư vào năm 1949 đã khái quát lại vấn đề:

"Sau khi đã xem xét tất cả mọi thứ, có vẻ như chúng ta phải ghi nhận công xây dựng bức tượng tuyệt vời nhất thế giới này cho Khafre, nhưng phải luôn lưu ý rằng: không hề có một văn tự nào chỉ ra mối quan hệ giữa tượng Nhân sư và Khafre; vì vậy, dù các chứng cứ trông có vẻ đúng đắn bao nhiêu đi chăng nữa, chúng ta phải coi chúng là do suy diễn, cho đến khi một nhát xẻng của nhà khảo cổ nào đó tiết lộ cho cả thế giới biết thông tin chính xác về việc tạo ra tượng Nhân sư."[8]

Chứng cứ "suy diễn" được Hassan nhắc tới bao gồm vị trí của bức tượng nằm trong khu mai táng xung quanh Kim tự tháp Khafre, thường được coi là có mối liên hệ với Khafra.[9] Ngoài Kim tự tháp và tượng Nhân sư, khu tổ hợp này còn bao gồm ngôi đền Nhân sư và ngôi đền Thung lũng, cả hai đều có chung một kiểu kiến trúc và được xây dựng từ những khối đá nặng 200 tấn.

Một bức tượng làm bằng đá diorit của Khafre, được tìm ra trong trạng thái bị chôn vùi trong đống đổ nát ở ngôi đền Thung lũng, cũng được xem là bằng chứng cho giả thuyết về Khafra.

Tấm bia Giấc mơ, xuất hiện rất lâu sau đó dưới Triều đại của pharaon Thutmose IV (1401-1391 hoặc 1397-1388 trước công nguyên) cũng liên kết tượng Nhân sư với Khafra. Khi tấm bia được tìm thấy, những dòng văn tự trên bề mặt của nó đã bị hủy hoại và chỉ nhắc tới Khaf, chứ không phải Khafra.

"... chúng ta mang tới cho ngài: bò... và rau quả tươi tốt; và chúng ta sẽ ngợi ca Wenofer... Khaf... bức tượng dành cho Atum-Hor-em-Akhet."[10]

Nhà Ai Cập học Thomas Young, khi tìm ra các ký tự Khaf trong một hình ô van bao quanh tên hoàng gia, đã thêm vào ký tự ra để hoàn chỉnh tên của Khafra. Khi tấm bia được khai quật lại vào năm 1925, những dòng chữ nhắc đến Khaf đã bong ra và bị phá hủy.

Những giả thuyết bất đồng

[sửa | sửa mã nguồn]

Những giả thuyết mà các nhà Ai Cập học đưa ra về thời điểm xây dựng tượng Nhân sư lớn ở Giza đã gặp phải sự phản đối, đồng thời nhiều giả thuyết khác cũng đã được nêu lên để giải thích việc xây dựng bức tượng.

Các nhà Ai Cập học đầu tiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số những nhà Ai Cập học và khảo cổ học đầu tiên cho rằng tượng Nhân sư và các công trình xung quanh nó có từ trước thời điểm xây dựng được công nhận (Triều đại của Khafre hay Khephren, 2520-2492 TCN.

Năm 1857, Auguste Mariette, người sáng lập Bảo tàng Ai Cập ở Cairo, đã khai quật được những tấm bia có niên đại ước tính khoảng năm 678-525 trước công nguyênVương triều thứ 26 kể về việc Khufu tìm thấy tượng Nhân sư đang bị cát chôn vùi. Mặc dù các tấm bia chứa một vài bằng xác thực,[11] đoạn văn này bị xem là kết quả của việc viết lại lịch sử trong thời kỳ Hậu nguyên.[12]

Gaston Maspero, nhà Ai Cập học người Pháp và là giám đốc thứ hai của Bảo tàng Ai Cập ở Cairo, đã thực hiện một cuộc khảo sát về tượng Nhân sư vào năm 1886 và kết luận:

"Tấm bia tượng Nhân sư cho thấy, ở dòng 13, hình ô van chứa tên của Khephren.[13] Tôi tin điều này chỉ ra rằng một cuộc khai quật đã được vị hoàng tử đó thực hiện, nghĩa là tượng Nhân sư đã bị chôn vùi trong cát ở thời đại của Khafre[13] và các vị vua tiền nhiệm [ví dụ như Vương triều thứ Tư, 2575-2467 trước công nguyên]."[14]

Năm 1904, nhà Ai Cập học người Anh E. A. Wallis Budge viết trong tác phẩm The Gods of the Egyptians:

"Vật vĩ đại này [tượng Nhân sư] đã tồn tại từ thời của Khafre, hay Khephren,[13] và rất có thể nó còn lâu đời hơn cả Triều đại của ông, từ thời xa xưa [2686 trước công nguyên].[15]


Những giả thuyết bất đồng hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Rainer Stadelmann, cựu giám đốc Viện Khảo cổ Đức ở Cairo, đã nghiên cứu ý nghĩa biểu tượng học đặc trưng của chiếc mũ đội đầu nemesbộ râu đã bị rời ra của tượng Nhân sư và kết luận rằng kiểu trang phục này liên quan nhiều hơn tới Pharaon Khufu (2589-2566 trước công nguyên), người đã xây Kim tự tháp Kheops và là cha của Khafra.[16] Ông giải thích cho giả thuyết này rằng Khafra đã xây một con đường đắp cao cho phù hợp với một công trình có từ trước mà, dựa trên vị trí của nó, chỉ có thể là tượng Nhân sư.[12]

Colin Reader, một nhà địa chất học người Anh, người đã độc lập thực hiện một cuộc khảo sát về khu vực xung quanh bức tượng, chỉ ra rằng những mỏ đá được khai quật ở địa điểm này đều nằm xung quanh con đương đắp cao. Vì những mỏ đá này từng được Khufu sử dụng, Reader kết luận rằng con đường đắp cao (và hai ngôi đền ở hai bên) phải có từ trước Triều đại của Khufu, từ đó đưa ra những nghi ngờ về niên đại học truyền thống của Ai Cập.[12]

Năm 2004, Vassil Dobrev của Institut Français d'Archéologie Orientale ở Cairo công bố phát hiện của mình về những bằng chứng rằng tượng Nhân sư có thể đã được xây dựng bởi vị pharaon ít được biết đến Djedefre (2528-2520 trước công nguyên), anh em cùng cha khác mẹ với Khafra, con trai của Khufu.[17] Dobrev cho rằng Djedefre xây bức tượng dựa theo hình ảnh của cha mình, liên kết ông với vị thần mặt trời Ra để phục hồi sự kính trọng đối với Vương triều của họ. Dobrev cũng nhận thấy rằng việc con đường đắp cao kết nối kim tự tháp của Khafre với hai ngôi đền được xây xung quanh tượng Nhân sư cho thấy bức tượng đã tồn tại ở thời điểm đó.[16]

Frank Domingo, một nhà khoa học pháp y của Sở Cảnh sát thành phố New York và là chuyên gia pháp y nhân chủng học [18] đã sử dụng kích thước chi tiết của bức tượng, những bức vẽ giải phẫu và đồ họa máy tính để kết luận rằng Khafra, được mô tả trên những tác phẩm điêu khắc còn sót lại, không phải là hình mẫu cho khuôn mặt của tượng Nhân sư.[19]

Giả thuyết về sự xói mòn do nước

[sửa | sửa mã nguồn]

Giả thuyết về sự xói mòn của tượng Nhân sư do nước cho rằng sự phong hóa trên những bức tường xung quanh tượng Nhân sư chỉ có thể được gây ra bởi mưa lớn kéo dài,[20] và rằng bức tượng do đó phải có từ trước pharaon Khafra. Giả thuyết này chủ yếu được ủng hộ bởi nhà địa chất học Robert M. Schoch, giáo sư khoa học tự nhiên của trường đại học BostonJohn Anthony West, nhà văn và nhà Ai Cập học.

Giả thuyết về sự tương quan với chòm sao Lạp Hộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Giả thuyết về sự tương quan với chòm sao Lạp Hộ, do các tác giả nổi tiếng Graham HancockRobert Bauval đề xướng,[21] được dựa trên vị trí tương quan tuyệt đối của 3 kim tự tháp Giza với 3 ngôi sao ζ Ori, ε Oriδ Ori, các ngôi sao tạo nên đai lưng Lạp Hộ, dựa trên vị trí tương đối của 3 ngôi sao này vào năm 10500 trước công nguyên. Hai tác giả cho rằng mối quan hệ về mặt địa lý giữa tượng Nhân sư, các kim tự tháp Giza và sông Nile tương xứng trực tiếp lần lượt với các chòm sao Sư Tử, Lạp Hộdải Ngân Hà. Giả thuyết này bị coi là đi ngược lại với các học thuyết thông thường.[22][23][24]

Giả thuyết về thần Anubis

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác giả Robert K. G. Temple đưa ra giả thuyết rằng tượng Nhân từ đầu đã là một bức tượng của Anubis, vị thần của việc mai táng, và rằng khuôn mặt của bức tượng đã được tạc lại để trông giống Amenemhet II, một vị pharaoh của giai đoạn Trung Vương quốc, dựa trên cách trang điểm mắt cũng như kiểu nếp gấp của mũ đội đầu.[25]

Đặc điểm sắc tộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số tác giả đã nhận xét về những đặc điểm mà họ gọi là "Negroid" trên khuôn mặt của tượng Nhân sư.[26] Vấn đề này đã trở thành một phần của những tranh cãi về sắc tộc của người Ai Cập cổ đại, cũng như toàn bộ loài người cổ đại.[27] Khuôn mặt của bức tượng đã bị phá hủy trong suốt nhiều thiên niên kỷ.

Phân tích y khoa

[sửa | sửa mã nguồn]

Bác sĩ phẫu thuật Ashrafian của học viện Hoàng gia London đã phân tích tượng Nhân sư và cho rằng bức tượng có thể đã tượng trưng cho một người mắc chứng hàm nhô, tức là được xây dựng dựa trên hình ảnh của một người mắc chứng bệnh này. Ngoài ra, vì tượng Nhân sư có hình dáng của một con sư tử, người đó cũng có thể đã mắc một chứng bệnh liên quan gây ra những đặc điểm giống sư tử (Leontiasis ossea).[28]

Sau khi khu lăng mộ Giza bị bỏ hoang, tượng Nhân sư dần bị cát vùi lấp đến vai. Nỗ lực khai quật đầu tiên được ghi lại có từ năm 1400 trước công nguyên, khi vị vua trẻ Thutmose IV (1401-1391 hay 1397-1388 trước công nguyên), sau nhiều cố gắng đã tìm cách đào ra hai chân trước. Ông đặt giữa chúng một tấm bia làm bằng đá hoa cương, được biết đến với tên gọi Tấm bia Giấc mơ, có khắc những văn tự sau (trích):

... người con hoàng tộc, Thothmos, lúc đến đây, khi đang đi giữa buổi trưa và ngồi dưới bóng của vị thần đầy quyền năng này, đã bị cơn buồn ngủ xâm chiếm và thiếp đi ngay tại thời điểm Ra ở trên đỉnh [thiên đường]. Chàng thấy vị thần tháng tám nói chuyện với mình, như một người cha nói chuyện với con trai, rằng: Hãy ngắm nhìn, chiêm ngưỡng ta, hỡi con trai ta Thothmos; ta là cha con, Harmakhis-Khopri-Ra-Tum; ta ban cho con quyền cai trị vùng đất của ta, sự tối thượng trên hết tất cả;... Hãy làm theo điều kiện của ta rằng con sẽ bảo vệ chân tay hoàn mỹ của ta. Cát của sa mạc nơi ta nằm đã vùi lấp ta. Hãy cứu ta, giải phóng tất cả những gì ta có trong tim.[29]

Sau đó, Ramesses II (1279-1213 trước công nguyên) có thể đã thực hiện một cuộc khai quật thứ hai.

Nhà Ai Cập học Mark Lehner lúc đầu cho rằng đã có những cuộc trùng tu sớm hơn giai đoạn Cổ Vương quốc (2686-2184 trước công nguyên) rất nhiều,[30] nhưng sau đó đã chối bỏ tư tưởng "dị giáo" của mình.[31]

Năm 1817, cuộc khai quật khảo cổ học đầu tiên, do thuyền trưởng Giovanni Battista Caviglia người Ý giám sát, đã giải phóng toàn bộ phần ngực của bức tượng. Việc khai quật tượng Nhân sư được hoàn thành từ năm 1925 đến năm 1936 với những cuộc khai quật do Émile Baraize chỉ đạo.

Năm 1931 các kỹ sư của chính phủ Ai Cập đã sửa lại phần đầu bức tượng khi một số phần của mũ đội đầu bị rơi ra vào năm 1926 do xói mòn cắt sâu vào phần cổ.[32]

Nhìn toàn cảnh tượng Nhân sư và Đại kim tự tháp Giza

Chiếc mũi và bộ râu bị mất

[sửa | sửa mã nguồn]
Tượng Nhân sư nhìn từ một bên năm 2010
Những mảnh vỡ đá vôi từ bộ râu của tượng Nhân sư

Chiếc mũi rộng 1 mét trên gương mặt của bức tượng đã bị mất. Kết quả khảo sát cho thấy những vết đục bao gồm một vết từ sống mũi và một vết bên dưới lỗ mũi, từ đó toàn bộ chiếc mũi bị rời ra.[33]

Nhà sử học người Ả Rập al-Maqrīzī đã viết vào thế kỷ XV rằng việc chiếc mũi bị mất là do sự phá hoại của Muhammad Sa'im al-Dahr, một người Hồi giáo mật tông đến từ Sa'id al-Su'ada. Năm 1378, khi chứng kiến việc những nông dân trong vùng cúng lễ vật cho bức tượng để cải thiện mùa màng, Sa'im al-Dahr trở nên phẫn nộ đến mức phá hủy chiếc mũi, rồi sau đó bị treo cổ vì tội phá hoại.[34] Al-Maqrīzī miêu tả tượng Nhân sư là "tấm bùa của sông Nile" bởi người dân trong vùng tin rằng bức tượng quyết định chu kỳ nước lũ.

Cũng có một câu chuyện cho rằng chiếc mũi bị vỡ do đạn đại bác mà quân lính của Napoleon bắn. Theo một số dị bản khác thì việc này là do binh lính Anh, các chiến binh Mamluk, vân vân. Những bản vẽ tượng Nhân sư của Frederic Louis Norden, người Đan Mạch, tên là "View of the Sphinx, near Cairo", thực hiện năm 1737 và xuất bản năm 1755, cho thấy bức tượng đã bị mất mũi.

Bên cạnh chiếc mũi, một bộ râu pharaon cũng được cho là đã nằm trên khuôn mặt của bức tượng, mặc dù có thể nó được thêm vào sau khi bức tượng đã được hoàn thành. Nhà Ai Cập học Vassil Dobrev cho rằng nếu bộ râu đã từng là một phần của bức tượng ngay từ đầu thì chiếc cằm cũng phải bị phá hủy khi nó rơi xuống.[16] Việc không có sự phá hủy rõ rệt nào đã hỗ trợ cho giả thuyết này của ông.

Thần thoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Colin Reader đưa ra giả thuyết rằng tượng Nhân sư có lẽ đã từng là trung tâm của tín ngưỡng tôn thờ mặt trời ở thời kỳ Sơ Triều đại, trước khi cao nguyên Giza trở thành khu vực mai táng trong giai đoạn Cổ vương quốc (2686-2134 trước công nguyên).[35] Ông cũng kết luận rằng tượng Nhân sư, ngôi đền Nhân sư, con đường đắp cao và ngôi đền tổ chức đám tang Khafra tất cả đều nằm trong một khu phức hợp có từ trước Vương triều thứ năm (2613-2494 trước công nguyên). Sư tử từ lâu đã trở thành biểu tượng liên quan đến mặt trời ở các nền văn minh Tây Á cổ đại. Những hình ảnh mô tả vị vua Ai Cập dưới dạng một con sư tử đang tấn công kẻ thù bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn Sơ Triều đại.

Trong thời kỳ Tân vương quốc, tượng Nhân sư mang mối liên hệ đặc biệt với vị thần Hor-em-akhet (Harmachis) hay Horus trên Đường chân trời, đại diện cho pharaon trong vai trò Shesep-ankh (Hình ảnh sống) của vị thần Atum. Pharaon Amenhotep II (1427-1401 hay 1397 trước công nguyên) đã xây một ngôi đền về phía đông bắc của tượng Nhân sư gần 1000 năm sau khi bức tượng được xây dựng để thờ thần Hor-em-akhet.

Các phim tài liệu nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Mystery of The Sphinx, lời kể của Charlton Heston, một bộ phim tài liệu về những giả thuyết của John Anthony West, được lên sóng trên kênh NBC vào ngày 10 tháng 11 năm 1993 và nhận được giải Emmy dành cho nghiên cứu xuất sắc nhất. Một đĩa DVD dài 95 phút tên là Mystery of the Sphinx: Expanded Edition được phát hành vào năm 2007.[36]
  • Age Of The Sphinx, một bộ phim tài liệu thuộc sê ri Timewatch trên kênh BBC Two về những giả thuyết của John Anthony West đã được lên sóng vào ngày 27 tháng 11 năm 1994.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Emporis – Great Sphinx of Giza
  2. ^ Dunford, Jane; Fletcher, Joann; French, Carole (ed., 2007). Egypt: Eyewitness Travel Guide Lưu trữ 2009-02-18 tại Wayback Machine. London: Dorling Kindersley, 2007. ISBN 978-0-7566-2875-8.
  3. ^ Coxill, David (1998). "The Riddle of the Sphinx", InScription: Journal of Ancient Egypt, 2 (Spring 1998), 17; cited in Schoch, Robert M. (2000) [1]. "New Studies Confirm Very Old Sphinx" in Dowell, Colette M. (ed). Circular Times.
  4. ^ Book 36, chapter 17, in The Natural History of Pliny, translated by John BostockHenry Thomas Riley, Volume 6, pages 336-337 (London: H. G. Bohn, 1857).[2]
  5. ^ Christiane Zivie-Coche, Sphinx: History of a Monument, pages 99-100 (Cornell University Press, 2002). ISBN 0-8014-3962-0
  6. ^ Xem Thutmose IV
  7. ^ "Why Sequence is Important", Lehner, Mark; Hunt, Brian V. link Lưu trữ 2010-07-26 tại Wayback Machine
  8. ^ Hassan, Selim (1949). The Sphinx: Its history in the light of recent excavations. Cairo: Government Press, 1949.
  9. ^ Lehner, Mark (Spring 2002). "Unfinished Business: The Great Sphinx" Lưu trữ 2007-12-15 tại Wayback Machine in Aeragram, 5:2 (Spring 2002), 10-14. Truy cập 23 December 2008.
  10. ^ Colavito, Jason (2001). "Who Built the Sphinx?" at Lost Civilizations Discovered. Truy cập 19 December 2008.
  11. ^ Hawass, Zahi. (The Khufu at The Plateau. Truy cập 6 January 2009.
  12. ^ a b c Reader, Colin (2002). "Giza Before the Fourth Dynasty Lưu trữ 2013-12-10 tại Wayback Machine", Journal of the Ancient Chronology Forum, 9 (2002), 5-21. Truy cập 2008-12-17.
  13. ^ a b c Các nhà Ai Cập học đầu tiên tỏ ra không chắc chắn về việc chuyển ngữ hai tên gọi: KhafreKhephren, tất nhiên, cả hai đều chỉ Khafra.
  14. ^ The Great Sphinx at The Global Education Project. Truy cập 23 December 2008.
  15. ^ Wallis Budge, E. A. (1904). The Gods of the Egyptians: Studies in Egyptian Mythology. Courier Dover Publications, 1969. 2 volumes. ISBN 0-486-22055-9.
  16. ^ a b c Fleming, Nic (2004-12-14). "I have solved riddle of the Sphinx, says Frenchman" in The Daily Telegraph. Updated 14 December 2004. Truy cập 28 June 2005.
  17. ^ Riddle of the Sphinx Retrieved 6 November 2010.
  18. ^ Taylor, Karen T., History of the IAI Forensic Art Discipline Lưu trữ 2017-10-06 tại Wayback Machine at the International Association for Identification. Truy cập 5 January 2009.
  19. ^ West, John Anthony (1993). Serpent in the Sky: The High Wisdom of Ancient Egypt, 232. Wheaton: Quest Books, 1993. ISBN 0-8356-0691-0.
  20. ^ Schoch, Robert M. (1992). "Redating the Great Sphinx of Giza" in Circular Times, ed. Collette M. Dowell. Truy cập 17 December 2008.
  21. ^ Hancock, Graham; Bauval, Robert (2000-12-14). Atlantis Reborn Again. Horizon. BBC. Aired 2000-12-14.
  22. ^ Orser, Charles E. (2003). Race and practice in archaeological interpretation. University of Pennsylvania Press. tr. 73. ISBN 978-0-8122-3750-4.
  23. ^ Graham Hancock & Bauval, Robert (1997). The Message of the Sphinx: A Quest for the Hidden Legacy of Mankind. Three Rivers Press. tr. 271. ISBN 978-0-517-88852-0.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  24. ^ Fagan, Garrett G. (ed.) (2006). Archaeological fantasies: how pseudoarchaeology misrepresents the past and misleads the public. Routledge. tr. 20, 38–40, 100–103, 127, 197–201, 238, 241–255. ISBN 978-0-415-30593-8.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  25. ^ Robert K. G. Temple, The Sphinx Mystery: The Forgotten Origins of The Sanctuary of Anubis (Rochester, Vermont: Inner Traditions, 2009). ISBN 978-1-59477-271-9
  26. ^ Regier, Willis G. (ed.) (2004). Book of the Sphinx. U of Nebraska Press. tr. 157. ISBN 978-0-8032-3956-2.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  27. ^ Irwin, Graham W. (1977). Africans abroad, Columbia University Press, p. 11
  28. ^ Ashrafian, Hutan. (2005). “The medical riddle of the Great Sphinx of Giza”. J Endocrinol Invest. 28: 866. Đã bỏ qua văn bản “.” (trợ giúp)
  29. ^ Mallet, Dominique, The Stele of Thothmes IV: A Translation Lưu trữ 2014-11-07 tại Wayback Machine, at harmakhis.org Lưu trữ 2014-05-17 tại Wayback Machine. Truy cập 3 January 2009.
  30. ^ “The ARCE Sphinx Project—A Preliminary Report”. Hall of Maat. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2009.
  31. ^ 'Khufu Knew the Sphinx' by Colin Reader”. Ianlawton.com. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2009.
  32. ^ Popular Science Monthly, July 1931, page 56.
  33. ^ Lehner, Mark (1997). The Complete Pyramids. Thames & Hudson. tr. 41. ISBN 0-500-05084-8.
  34. ^ “Faq#11: Who shot off the nose of the Sphinx?”. napoleon-series.org. Truy cập tháng 2 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  35. ^ Reader, Colin (2000-03-17). Further considerations on the Age of the Sphinx Lưu trữ 2015-06-02 tại Wayback Machine at Rational Spirituality. Truy cập 6 January 2009.
  36. ^ “Mystery of the Sphinx (TV Movie 1993)”. 23 tháng 7 năm 2013. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]