Thiết Ống
Thiết Ống
|
||
---|---|---|
Xã | ||
Xã Thiết Ống | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Bắc Trung Bộ | |
Tỉnh | Thanh Hóa | |
Huyện | Bá Thước | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 20°16′25″B 105°12′5″Đ / 20,27361°B 105,20139°Đ | ||
| ||
Diện tích | 66,40 km²[1] | |
Dân số (1999) | ||
Tổng cộng | 8.034 người[2] | |
Khác | ||
Mã hành chính | 14980[3] | |
Thiết Ống là một xã thuộc huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.
Địa giới hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Thiết Ống nằm ở phía tây của huyện Bá Thước, chủ yếu thuộc hữu ngạn sông Mã, có một phần đất thuộc tả ngạn.
- Phía đông giáp các xã Điền Quang và Điền Thượng, huyện Bá Thước.
- Phía nam giáp các xã Đồng Lương và Tân Phúc, huyện Lang Chánh.
- Phía tây giáp các xã Văn Nho và Thiết Kế, huyện Bá Thước.
- Phía bắc giáp các xã Thiết Kế, Ban Công, Ái Thượng và thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước.
Lịch sử hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Thiết Ống còn được gọi là Mường Ống[4], vào thời Lê-Nguyễn là vùng đất thuộc huyện Cẩm Thủy, phủ Thiệu Thiên, Thanh Hóa[5]. Đến năm Thành Thái thứ 14 (1902), thuộc tổng Thiết Ống, châu Lang Chánh. Vào năm Khải Định thứ 10 (1925), tổng Thiết Ống chuyển về châu Tân Hóa mới thành lập[6]. Năm 1943, tổng Thiết Ống nhập với tổng Cổ Lũng thành một bang của châu Quan Hóa. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), tổng Thiết Ống thuộc châu Tân Hóa mới tái lập, đến tháng 11 năm 1945, châu Tân Hóa đổi thành châu Bá Thước theo tên của thủ lĩnh Cầm Bá Thước trong phong trào Cần vương[7].
Tháng 3 năm 1948, châu Bá Thước đổi thành huyện Bá Thước, xã Thiết Ống là một trong bảy xã thuộc huyện Bá Thước[7].
Hiện nay, xã Thiết Ống gồm các làng: Thung, Triết, Suội, Chiếng, Dồn, Thúng, Mén, Cởi, Chum, Đốc, Sặng, Đô, Cú, Trệch, Hang, Chiềng, Cốc, Nán và Đồng Tâm[4].
Giao thông
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Thiết Ống có quốc lộ 15A và quốc lộ 15C chạy qua.
Văn hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Thiết Ống được coi là nơi phát tích của sử thi Đẻ đất đẻ nước, còn dấu tích ở Đồi Chu[4].
Di tích
[sửa | sửa mã nguồn]- Hang làng Cốc, di chỉ khảo cổ thời kì đồ đá[4].
- Ải Thiết Ống, trận địa đánh giặc Minh của nghĩa quân Lam Sơn (1422)[4].
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá. Tên làng xã Thanh Hoá, tập II. Nhà xuất bản Thanh Hoá, 2001.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ.
- ^ Kết quả Tổng điều tra dân số năm 1999, dẫn theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ a b c d e Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá, sách đã dẫn, tập II, tr 21.
- ^ Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá, sách đã dẫn, tập II, tr 9.
- ^ Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá, sách đã dẫn, tập II, tr 24.
- ^ a b Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá, sách đã dẫn, tập II, tr 10.