Bước tới nội dung

Trận Coulmiers

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận chiến Coulmiers
Một phần của cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ

Salut à la victoire (Coulmiers), vẽ bởi Henri Dujardin-Beaumetz.
Thời gian9 tháng 11 năm 1870[1]
Địa điểm
Kết quả Quân đội Pháp giành chiến thắng, quân đội Bayern rút lui về St. Peravy. Quân Pháp chiếm lại Orléans.[3][4]
Tham chiến
Pháp Pháp Bayern Vương quốc Bayern
Chỉ huy và lãnh đạo
Pháp Jean-Baptiste d'Aurelle Bayern Ludwig von der Tann[5]
Lực lượng
60.000[6] – 70.000 quân [2] Khoảng 20.000 quân, 110 hỏa pháo [2]
Thương vong và tổn thất
Khoảng 1.500–2.000 quân thương vong [4][7] 576 quân tử trận và bị thương, 800 quân bị bắt, 1 đoàn xe chở đạn, 2 hỏa pháo [7]

Trận Coulmiers là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức[7] tại Pháp [2], diễn ra vào ngày 9 tháng 11 năm 1870.[8] Trong trận đánh quyết liệt này,[9] binh đoàn Loire của Pháp do tướng Jean-Baptiste d'Aurelle chỉ huy[10], mặc dù chịu thiệt hại nặng nề hơn so với quân đội Bayern[4] đã đánh bại quân Bayern do tướng Ludwig von der Tann chỉ huy, và đoạt lại Orléans từ tay người Đức.[11] Trận Coulmiers được ghi nhận là chiến thắng thực thụ đầu tiên của quân đội Pháp trong cuộc chiến tranh đầy thảm họa của họ vào năm 1870[12],[13][14] đồng thời là thắng lợi đầu tiên của quân Pháp sau cuộc giao tranh tại Saarbrücken hồi đầu tháng 8 năm ấy.[15] Song, bất chấp lợi thế về quân số của Pháp, quân đội Bayern đã trốn thoát trong cuộc bại trận này.[16] Chiến thắng Coulmiers của quân Pháp đã khiến cho giới lãnh đạo Đức nhận thấy sự trỗi dậy của những hình thức kháng cự mới của người Pháp.[17]

Trong một chiến dịch tấn công của quân đội Pháp vào Orléans, tướng d'Aurelle đã tiến đánh Nam tước Von der Tann và đánh bại một đội tuần tra của quân đội Đức trong khu rừng Marchénoir cận kề, vào ngày 7 tháng 11 năm 1870. Trước tình hình đó, các lực lượng Đức dưới quyền Von der Tann đã triệt thoái về hướng tây bắc và thiết lập vị trí xung quanh ngôi làng Coulmiers vào ngày 8 tháng 11.[1][18] Ngày 9 tháng 11, quân đội hai bên đã giáp mặt nhau tại Coulmiers: hy vọng quân đoàn yếu ớt của mình sẽ vận động tốt hơn đội quân khổng lồ nhưng thiếu huấn luyện của Pháp, Von der Tann đã liều lĩnh lâm trận với quân Pháp,[6] và quân Đức đã chiến đấu kiên cường trong trận chiến,[19] thể hiện (ít nhất là một nửa) tính đúng đắn của lời ngợi ca của thủ tướng Phổ Otto von Bismarck về tinh thần trách nhiệm của người lính Đức.[6] Đã hơn một lần trận đánh trở nên hỗn loạn, và đô đốc Jauréguiberry là người đã quyết định cho cuộc chiến: vốn người Đức đã gặp bất lợi do chịu áp lực từ quân số áp đảo của Pháp và từng lữ đoàn một của Đức tiến hành triệt thoái, song, dưới hỏa lực của lực lượng pháo binh Đức, bước tiến của quân Pháp đã bị chặn đứng và đẩy lùi trong náo loạn. Sự phối hợp yếu ớt của các đơn vị Pháp đã góp phần tạo điều kiện cho cuộc kháng cự mạnh mẽ của quân Bayern. Sau đó, Jauréguiberry nhập trận và phục hồi cuộc tiến công của quân Pháp sau thất bại ban đầu, và bẻ gãy cuộc phản công của quân Đức.[6][19] Trong trật tự, các lực lượng của Tann đã triệt thoái nhanh chóng về St. Peravy, và vào buổi trưa hôm đó đội quân trú phòng Đức nhỏ bé tại Orléans rút lui.[4][19]

Ngày hôm sau, quân Pháp thu được một đoàn xe chở đạn cùng một số khẩu pháo – những chiến lợi phẩm duy nhất của họ trong trận đánh khốc liệt. Trong khi đó, quân Bayern với sự hỗ trợ của một sư đoàn Phổ đã rút lui về Toury. Thành công quan trọng của Tann đã khiến cho ông được nhìn nhận là một trong những nhà chỉ huy quân sự lớn nhất thời đại.[4] Trong khi niềm tin của người Pháp vào trận Coulmiers không lâu sau thì tan vỡ, trận chiến đã tạo cho người Phổ một niềm tin lâu dài về sự thấp kém của lính Bayern.[15] Trận Coulmiers cũng được xem là thành quả của d'Aurelle trong việc gầy dựng binh đoàn Loire, trong đây là một thắng lợi không toàn diện và không lâu sau thì ông ta nói riêng cũng như binh đoàn Loire nói chung sớm bị quân đội Đức đánh bại liên tiếp.[20][21]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Tony Jaques, Dictionary of Battles and Sieges: A-E, trang 267
  2. ^ a b c d Spencer C. Tucker (biên tập), A Global Chronology of Conflict: From the Ancient World to the Modern Middle East: From the Ancient World to the Modern Middle East, trang 1453
  3. ^ Jean-Denis G. G. Lepage, The French Foreign Legion: An Illustrated History, trang 57
  4. ^ a b c d e "Men who have made the new German empire. A series of brief biographic sketches"
  5. ^ "Republican France, 1870-1912, her presidents, statesmen, policy vicissitudes and social life"
  6. ^ a b c d Geoffrey Wawro, The Franco-Prussian War: The German Conquest of France in 1870-1871, các trang 266-268.
  7. ^ a b c "Dictionary of battles from the earliest date to the present time"
  8. ^ "Motivation of enlisted personnel in the United States Navy."
  9. ^ "Wars of the century and the development of military science"
  10. ^ "Paris in peril"
  11. ^ "A history of modern Europe"
  12. ^ Charles Henry Conrad Wright, A History of the Third French Republic, trang 22
  13. ^ THE BATTLE OF COULMIERS.
  14. ^ Stephen Shann, French Army 1870-71 Franco-Prussian War (2): Republican Troops, trang 20
  15. ^ a b Stephen Badsey, The Franco-Prussian War 1870-1871, các trang 69-70.
  16. ^ Smithsonian Institution, Collins atlas of military history, trang 95
  17. ^ T. D. Wanliss, The war in Europe of 1870-1: with an enquiry into its probable consequences, trang 137
  18. ^ Michael Howard, The Franco-Prussian War: The German Invasion of France, 1870-1871, trang 297
  19. ^ a b c "Forty years after: the story of the Franco-German war, 1870"
  20. ^ "France and her army"
  21. ^ John Gooch, Armies in Europe, trang 107

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Compton's Home Library: Battles of the World
  • Friedrich Engels: Über den Krieg, Transkription eines Textes aus der The Pall Mall Gazette Nr. 1797 vom 16. November 1870
  • Colonel Rousset, Histoire générale de la Guerre franco-allemande, tome 2, édition Jules Tallandier, Paris.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]