Bước tới nội dung

Trịnh Mai Nguyên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ Ưu tú
Trịnh Mai Nguyên
Trưởng Đoàn kịch Đương đại, Nhà hát Kịch Việt Nam
Nhiệm kỳ2019 – nay
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Trịnh Mai Nguyên
Ngày sinh
30 tháng 5, 1975 (49 tuổi)
Nơi sinh
Thanh Hóa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Quốc tịch Việt Nam
Dân tộcKinh
Nghề nghiệpDiễn viên
Danh hiệu
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động2002–nay

Trịnh Mai Nguyên (sinh ngày 30 tháng 5 năm 1975 tại Thanh Hóa) là một nam diễn viên, đạo diễn người Việt Nam. Anh được biết đến qua các bộ phim Lỡ hẹn với ngày xanh, Bí mật Eva,[1] Hương vị tình thânĐấu trí cùng một số vở kịch của Nhà hát Kịch Việt Nam.[2][3] Anh được Nhà nước phong tặng Danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú vào năm 2019. Hiện anh đang là Trưởng Đoàn Kịch đương đại, Nhà hát Kịch Việt Nam.

Tiểu sử và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trịnh Mai Nguyên sinh ngày 30 tháng 5 năm 1975 tại Thanh Hóa nhưng lớn lên ở Hà Nội. Anh là con của cố nhà thơ Trịnh Thanh Sơn.[4] Anh được khán giả biết đến khi 3 lần được vào vai Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong 20 năm hoạt động nghệ thuật.[5] Năm 2021, anh trở lại với vai diễn Chủ tịch Khang trong bộ phim Hương vị tình thân.[6] Năm 2022, anh vào vai Chủ tịch tỉnh Đoàn Phát trong bộ phim Đấu trí.[7][8]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Trịnh Mai Nguyên kết hôn với một người vợ là một kế toán, và hiện cả hai người có hai người con.[9] Con trai lớn hiện đang học đại học, con gái thứ hai đang học lớp 6.[10]

Danh sách tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim điện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tựa phim Vai diễn Chú thích
1997 Ngã ba Đồng Lộc Lái xe
2002 Người Mỹ trầm lặng Sát thủ

Phim truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tựa phim Vai diễn Đạo diễn Kênh Ghi chú Nguồn
1996 Ngọt ngào và man trá Nguyễn Hữu Phần VTV3
1998 Vùng hồ lặng sóng Trần Lực H1
Dời nhà lên phố Nguyễn Danh Dũng VTV1
2000 Ước nguyện trước hoàng hôn Trần Bích Ngọc - Trần Trung Nhàn H1
Cảnh sát hình sự: Bí mật hồ hang rắn Nguyễn Khải Hưng VTV3
2001 Người dưng Lê Lực H1
2002 Nhà có cánh cổng sắt Nguyễn Anh Dũng VTV3
Leclerc (Tuyết Đông Dương) Đại tướng Võ Nguyên Giáp Pháp Marco Pico
2003 Chuyện xảy ra trước tết Đào Duy Phúc - Nguyễn Mạnh Hà VTV3
Bạn cùng lứa Lê Lực H1
Khi đàn chim trở về Hoàng Tân Đỗ Chí Hướng - Nguyễn Danh Dũng VTV3
Người trong vở diễn xưa Mạc Văn Chung VTV1
2005 Bản lĩnh người đẹp Thanh Nguyễn Anh Tuấn VTV3
2007 Bản lĩnh
2010 Bí mật Eva Hưng Đỗ Minh Tuấn VTV3
2011 Huyền sử thiên đô Nguyễn Hạo Đặng Tất Bình - Phạm Thanh Phong
2015 Khi đàn chim trở về (phần 3) Ông Đại Nguyễn Danh Dũng VTV1
2017 Cao hơn bầu trời Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nguyễn Xuân Cường VTV9
SCTV6
Sản xuất vào năm 2012 nhưng vì một số lý do nên phát sóng muộn [11]
2019 Ánh sáng trước mặt Vũ Hoài Sơn - Nguyễn Danh Dũng VTV8 Phim sản xuất vào năm 2014 nhưng vì một số lý do nên phát sóng muộn.
2021 Hương vị tình thân Chủ tịch Khang Nguyễn Danh Dũng VTV1
2022 Đấu trí Đoàn Phát Nguyễn Danh Dũng, Bùi Quốc Việt, Nguyễn Đức Hiếu Phim lấy cảm hứng tích hợp từ Vụ án sai phạm tại Công ty cổ phần Công nghệ Việt ÁVụ án Nhật Cường Mobile.
2023 Biệt dược đen Ông Hiếu Phạm Gia Phương, Trần Trọng Khôi VTV3
2024 Lỡ hẹn với ngày xanh Ông Thắng Trần Hoài Sơn VTV1

Với vai trò diễn viên

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tác phẩm Vai diễn Tác giả Nguồn
2012 Chia tay hoàng hôn
2013 Hồn Trương Ba, da hàng thịt Lưu Quang Vũ [12]
2014 Lâu đài cát Nguyễn Đăng Chương [13][14]
2017 Chuyện nàng Kiều Nguyễn Du [15]
2015 Đám cưới con gái chuột Singapore Chua Soo Pong [16]
2016 Hamlet Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland William Shakespeare [17]
2017 Lão hà tiện Arpagon Pháp Molière [18]
2018 Nghêu Sò Ốc Hến Thầy Lý [19]
2018 Thế sự[a] Lê Chí Trung [20][21]

Với vai trò đạo diễn

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tác phẩm Tác giả Ghi chú Nguồn
2017 Ảo ảnh hạnh phúc Lê Chí Trung Được dàn dựng để tưởng niệm 10 năm ngày mất của nhà thơ Trịnh Thanh Sơn [22]
2022 Người trong cõi nhớ Lưu Quang Vũ [23]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Giải thưởng Tác phẩm Kết quả Tham khảo
2012 Liên hoan sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc Chia tay hoàng hôn Huy chương bạc
2013 Liên hoan Sân khấu Kịch Lưu Quang Vũ Hồn Trương Ba, da hàng thịt Huy chương bạc
2015 Cuộc thi nghệ thuật sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc Lâu đài cát Huy chương vàng [13][14]
  1. ^ Có tên cũ là Người anh hùng thời loạn

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Kim Nhật (25 tháng 6 năm 2010). “Trịnh Mai Nguyên thích được khán giả ghét”. Tiền Phong.
  2. ^ Thảo Vy (28 tháng 7 năm 2022). “NSƯT Trịnh Mai Nguyên: 'Ông trùm' vai phản diện 'lột xác' thành chủ tịch quyền lực”. Đại Đoàn Kết.
  3. ^ Ngọc Linh (26 tháng 7 năm 2022). “NSƯT Trịnh Mai Nguyên: "Tôi bảo con trai cả cao to, đẹp trai thế này làm diễn viên đi, con đáp lại "không bao giờ". Dân Việt.
  4. ^ Ngọc Trần (8 tháng 6 năm 2021). “Tuổi thơ "dữ dội" của "ông Khang Hương Vị Tình Thân": Cùng mẹ bám theo bố kiểm chứng lời đồn”. Phụ nữ Việt Nam.
  5. ^ Ngọc Trần (8 tháng 10 năm 2013). “Trịnh Mai Nguyên kể về ba lần vào vai Tướng Giáp”. VnExpress.
  6. ^ Hà Phương (15 tháng 9 năm 2021). “NSƯT Trịnh Mai Nguyên - từ "trùm vai phản diện" đến "ông bố quốc dân". Báo điện tử VOV. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2022.
  7. ^ Ngọc Linh (15 tháng 7 năm 2022). “NSƯT Trịnh Mai Nguyên - Chủ tịch Khang "Hương vị tình thân" vào vai phản diện trong phim mới?”. Dân Việt.
  8. ^ Nguyên Khánh (8 tháng 7 năm 2022). “Chủ tịch Khang 'Hương vị tình thân' Trịnh Mai Nguyên tái xuất”. Tiền Phong.
  9. ^ An Nhiên (27 tháng 7 năm 2021). “Hôn nhân kín tiếng của NSƯT Trịnh Mai Nguyên "Hương vị tình thân". Báo Lao động trẻ.
  10. ^ Mỹ Duyên (9 tháng 8 năm 2021). “Đời thực của ông Khang 'Hương vị tình thân': Viên mãn bên vợ kế toán và 2 con”. VnExpress.
  11. ^ Ngọc An (17 tháng 12 năm 2015). “Phim 50 tỉ đồng làm xong rồi... xếp xó”. Thanh Niên.
  12. ^ HNM (26 tháng 6 năm 2013). “Nhà hát Kịch VN phục dựng vở "Hồn Trương Ba, da hàng thịt". Báo Hưng Yên.
  13. ^ a b T.Hiệp (25 tháng 12 năm 2014). "Lâu đài cát" của Nhà hát Kịch Việt Nam 'thắng lớn'. Người lao động.
  14. ^ a b N.Hoa (29 tháng 9 năm 2016). "Lâu đài cát" lập kỷ lục về xuất diễn lẫn giải thưởng trong và ngoài nước”. Báo Công an Nhân dân.
  15. ^ N.Hoa (27 tháng 10 năm 2016). “Nhà hát Kịch Việt Nam giải mã "Chuyện nàng Kiều". Báo điện tử VOV. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2022.
  16. ^ Bảo Linh (20 tháng 6 năm 2015). “Ra mắt vở diễn "Đám cưới con gái Chuột". Nhân Dân.
  17. ^ Phong Vũ (6 tháng 1 năm 2016). “Điều tiếc nuối của Nhà hát kịch Việt Nam”. Vietnamnet.
  18. ^ Lan Hương (16 tháng 8 năm 2017). “Hài hước và hấp dẫn với "Lão hà tiện" của Kịch Việt Nam”. Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội.[liên kết hỏng]
  19. ^ Phương Thu (29 tháng 9 năm 2018). “Nhà hát Kịch Việt Nam dàn dựng lại vở "Nghêu Sò Ốc Hến". Tuổi trẻ Thủ đô.[liên kết hỏng]
  20. ^ Dạ Minh (12 tháng 6 năm 2018). “Tổng duyệt vở kịch lịch sử "Thế sự". Tổ quốc.
  21. ^ Hoàng Anh (26 tháng 6 năm 2018). “Thế sự - Kịch lịch sử mạo hiểm hút người xem”. Giao Thông.
  22. ^ Tiến Cường (28 tháng 9 năm 2017). “Cha, con và Ảo ảnh hạnh phúc”. Nhân Dân.
  23. ^ “ĐÊM DIỄN VỞ KỊCH "NGƯỜI TRONG CÕI NHỚ" CHẬT KÍN KHÁN PHÒNG, KHÔNG CÒN MỘT CHỖ TRỐNG”. Nhà hát Kịch Việt Nam. 18 tháng 7 năm 2022.